Site icon MUC News

Giảm xe xăng, tăng xe điện: Hạ tầng trạm sạc phải đi trước

Người dân được tư vấn về xe điện tại một đại lý trên đường Tô Ngọc Vân (phường Linh Xuân, TP.HCM) - Ảnh: Tuổi Trẻ

Chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện là xu hướng tất yếu, nhưng nếu không kịp thời đầu tư mạng lưới trạm sạc đồng bộ, thuận tiện, người dân sẽ e ngại chuyển đổi, khiến quá trình chuyển đổi phương tiện xanh khó đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Trạm sạc điện vẫn còn quá hiếm

Nhiều khu vực trung tâm TP.HCM gần như không có trạm sạc điện cho xe máy và ô tô. Các tuyến phố lớn như Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai hay Đinh Tiên Hoàng không ghi nhận trụ sạc nào, dù đây là nơi tập trung đông dân cư và phương tiện.

Tại các chung cư, tình trạng thiếu hạ tầng điểm sạc càng rõ rệt. Ở phường Long Trường, cư dân chủ yếu dùng xe xăng, rất ít xe điện. Bãi đậu xe không có trạm sạc. Chung cư cũ ở Bình Thạnh thậm chí không có đủ chỗ đậu xe chứ chưa nói đến sạc điện.

Người dân muốn sạc xe phải tìm các bãi xe tư nhân hoặc ra đường đậu tạm, tiềm ẩn rủi ro an toàn và thiếu tiện lợi. Việc thiếu trạm sạc khiến người dân chùn bước khi muốn đổi sang xe điện.

TP.HCM cần thêm 2.400 trạm sạc

Hiện TP.HCM mới có khoảng 600 điểm sạc xe máy điện công cộng. Trong khi đó, nhu cầu thực tế cho 350.000 – 400.000 xe điện hai bánh cần ít nhất 3.000 điểm sạc. Mục tiêu này được đặt ra đến cuối năm 2028.

Với lượng shipper lên đến hàng trăm nghìn người, nếu đồng loạt chuyển sang xe điện thì áp lực lên hệ thống sạc sẽ rất lớn. Hạ tầng hiện tại chưa thể đáp ứng nhu cầu gia tăng đột ngột.

TP.HCM cần sớm triển khai các điểm sạc nhanh tại bãi đậu lớn, sạc chậm tại chung cư và trạm đổi pin tốc độ cao tại điểm giao hàng. Mô hình phân lớp sẽ tối ưu chi phí và tăng tính khả thi.

Trạm sạc cho xe điện tại một quán cà phê trên đường Hoàng Sa (phường Nhiêu Lộc) (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Hà Nội cũng thiếu trạm sạc công cộng

Hà Nội hiện có khoảng 1.000 trạm sạc, nhưng phần lớn là sạc cá nhân. Trạm công cộng, đặc biệt loại hỗ trợ sạc nhanh, còn hạn chế. Các đơn vị như TMT, EVG, Vingroup, V-Green đề xuất chia sẻ trạm dùng chung.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã làm việc với các bên để thúc đẩy lắp đặt trạm sạc ở bến xe, công viên, trung tâm thương mại và các điểm công cộng. Các đề xuất tập trung vào sử dụng linh hoạt đất công, hành lang kỹ thuật và đơn giản hóa thủ tục xây dựng.

Bên cạnh đó, thành phố đang xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật cho trạm sạc và tích hợp vào quy hoạch đô thị để đảm bảo tính đồng bộ và tương thích với nhiều dòng xe điện.

Đề xuất quy hoạch điểm sạc phủ khắp đô thị

điểTrạm sạc chậm lắp ở bãi xe chung cư cho tài xế sạc ban đêm. Ngoài ra, nên bố trí điểm sạc tích hợp tại quán cà phê, cửa hàng tiện lợi để tận dụng thời gian chờ và không gian sẵn có.

Chính quyền cần công bố danh sách mặt bằng ưu tiên đặt trạm, cho thuê ưu đãi hoặc miễn phí 1-3 năm đầu, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề quá tải điện do nhu cầu sạc tăng nhanh.

Chính sách hỗ trợ và ràng buộc quy hoạch

Một chung cư ở phường Hạnh Thông (TP.HCM) chỉ cho phép xe máy và ô tô điện đậu và sạc điện tại một góc trong khuôn viên chung cư (ảnh chụp ngày 22-7) (Ảnh: Tuổi Trẻ)

HIDS kiến nghị các dự án bất động sản; trung tâm thương mại mới bắt buộc bố trí tối thiểu 35% chỗ đậu xe tích hợp sạc. Chủ đầu tư có thể được giảm 50% tiền sử dụng đất nếu triển khai đúng tiến độ.

Những đề xuất này có thể lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất đô thị. Nếu thực hiện quyết liệt, hệ thống điểm sạc sẽ nhanh chóng phủ sóng; giúp quá trình chuyển đổi sang xe điện thuận lợi hơn.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng đề xuất rút gọn thủ tục cấp phép trạm sạc; linh hoạt chuyển đổi mục đích sử dụng đất và ưu tiên xã hội hóa đầu tư để giảm áp lực ngân sách và tăng tốc độ triển khai.

Theo: Tuổi Trẻ