Hàng nghìn người Hoa ép buộc “hồi hương”. Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng các mối đe dọa và thậm chí bắt cóc người dân về nước, theo Nikkei Asia.

Người Hoa ở nước ngoài bị buộc “hồi hương”, người thân trong nước bị giam giữ

Vài ngày sau khi Vương Trần Huỳnh chỉ trích chính quyền Trung Quốc trên mạng xã hội, anh nhận được tin cảnh sát đã giam giữ cha mẹ anh ở Trùng Khánh; và yêu cầu họ thuyết phục anh trở về nhà sau thời gian học tập ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Không lâu sau, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh sát an ninh quốc gia Trung Quốc liên lạc với Vương.

Lo sợ cho sự an toàn của mình, Vương đã trốn sang Ukraine trước và sau đó đến Hà Lan nhưng anh ta không thể thoát khỏi đòn “truy sát” từ chính quyền Trung Quốc. Họ cáo buộc Vương có hành vi lật đổ và đe dọa sẽ dẫn độ Vương về nước vì những lời chỉ trích trực tuyến của anh ta.

Vương đang đợi xin tị nạn của Hà Lan. Nhưng anh vẫn thường xuyên bị chính quyền Trung Quốc quấy rối và không thể liên lạc với cha mẹ.

Anh Vương nói: “Tôi lo sợ cho sự an toàn của chúng tôi mỗi ngày. Tại sao đất nước của tôi lại làm điều này với tôi?”.

Hàng nghìn người Hoa bị đe dọa, thậm chí bắt cóc buộc “hồi hương”

Ngày 18/1, Tổ chức bảo vệ nhân quyền Safeguard Defenders có trụ sở tại Madrid tuyên bố rằng, kể từ năm 2014 chính quyền Bắc Kinh đã “ép” khoảng 10.000 người Hoa sống ở nước ngoài trở về thông qua các biện pháp bí mật và thường là bất hợp pháp; bao gồm đe dọa và thậm chí bắt cóc.

Bắt cóc là biện pháp khắc nghiệt nhất. Chính quyền đe dọa một mục tiêu và thẩm vấn gia đình của họ; đóng băng tài sản cá nhân và cử các đặc vụ Trung Quốc ở nước ngoài để quấy rối nạn nhân.

Đồng tác giả báo cáo, Trần Ngạn Đình cho biết: “Những vi phạm nhân quyền và vi phạm tư pháp đối với chủ quyền của các quốc gia khác là có hệ thống. Chúng không phải là hiếm”.
Chiến lược này bắt nguồn từ năm 2014 khi Bộ Công an Trung Quốc triển khai Chiến dịch Fox Hunt; một lực lượng đặc nhiệm được thiết kế để cáo buộc những người bị cáo buộc “tham nhũng” hồi hương.

Fox Hunt sau đó được đưa vào một chương trình rộng lớn hơn có tên Sky Net nhằm truy quét các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và những người khác sống ở nước ngoài bị cáo buộc tội phạm kinh tế.

Ngoài việc cưỡng bức “hồi hương”, Trung Quốc có một bề dày về việc uy hiếp và đe dọa các các học viên Pháp Luân Công (một môn tu luyện Phật gia dựa theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn), các dân tộc thiểu số, người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Trung Quốc bị cáo buộc tội ác chống lại lịch sử loài người

Năm 2021, đại diện của ngưởi Duy Ngô Nhĩ đã nộp bằng chứng (gồm những lời đe dọa, buộc phải hồi hương) lên Tòa án Hình sự Quốc tế để yêu cầu một cuộc điều tra về Trung Quốc với những tội ác chống lại lịch sử loài người.

Các nhà hoạt động lưu vong từ Hồng Kông cũng mô tả họ phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự kể từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia vào năm 2020.

Theo UNHCR, số lượng người Trung Quốc xin tị nạn ở nước ngoài hàng năm tăng 60% lên 107.864 người từ năm 2012 đến năm 2020. Trong đó, năm 2020 khoảng 70% tìm kiếm nơi ẩn náu ở Hoa Kỳ.

Các nước phương Tây đã chỉ trích chính quyền Bắc Kinh về việc cưỡng bức người dân hồi hương.

Trợ lý bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ về an ninh quốc gia, John Demers cho biết vào năm 2020 có tám người bị cáo buộc quay trở lại Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc đã đáp trả cáo buộc Washington là vu khống. Bắc Kinh gọi việc săn lùng những người đào tẩu ở nước ngoài là “chính nghĩa”.

Bắc Kinh đã phê chuẩn hàng chục hiệp ước dẫn độ với các quốc gia khác. Theo báo cáo của Tổ chức Bảo vệ An toàn cho biết, hầu hết các vụ bắt buộc “hồi hương” đều xảy ra bên ngoài các kênh dẫn độ hợp pháp. Một khi trở lại Trung Quốc, khả năng bị kết tội lên đến 99%.