Hungary là quốc gia thuộc liên minh EU và NATO. Tuy nhiên trong vấn đề về Nga, nước đã có động thái đi ngược lại với việc tẩy chay Nga của EU. Việc này có thể khiến Hungary bị EU trừng phạt. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ của EU trong vấn đề đối phó với Nga.

Mỹ, EU tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Thậm chí còn gia tăng các đòn trừng phạt. Liên minh châu Âu đã tìm kiếm một mặt trận thống nhất để tẩy chay Nga, khi mà Moscow yêu cầu sử dụng đồng rúp để mua khí đốt của mình. Tuy nhiên, Hungary cho biết hôm 6/4 rằng họ đã sẵn sàng trả rúp cho khí đốt của Nga. Điều này trái ngược với những gì EU đang làm.

Hiện tại đã có 3 nước thuộc khối liên minh EU đồng ý thanh toán bằng đồng rúp trong giao dịch ngoại thương với Nga. Đó là: Slovakia, Bulgaria và Hungary. Điều này cho thấy, liên minh EU đang có dấu hiệu chia rẽ trong chính sách đối phó với Nga.

Hungary chấp nhận vì lợi ích của người dân

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán một người theo chủ nghĩa dân tộc và người đứng đầu Đảng Fidesz’ đã giành được nhiệm kỳ thứ tư trong cuộc bầu cử vào ngày 3/4, một phần nhờ lời hứa cung cấp khí đốt tự nhiên an toàn và đáng tin cậy cho các hộ gia đình Hungary.

Thủ tướng Viktor đã có lập trường thân Nga giữa cuộc xung đột Nga-Ukraine. Và người Hungary dường như đã chấp nhận lập trường của ông ấy, bằng chứng là chiến thắng vang dội này. Trước chiến thắng của thủ tướng Hungary, nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, đã gửi lời chúc mừng tới Orbán. Các chính trị gia nổi tiếng chống EU bao gồm Nigel Farage của Anh, Marine Le Pen của Pháp và Matteo Salvini của Ý cũng nhanh chóng chúc mừng thủ tướng Orbán. 

Chiến thắng của ông Orbán tất nhiên khiến EU thất vọng vì nó đồng nghĩa với việc người dân Hungary tán thành lập trường thân Nga của chính phủ.

Điều đáng nói, Viktor Orbán là một chính trị gia ủng hộ phương Tây trong khoảng thời gian ban đầu của sự nghiệp chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Orbán, Hungary đã trở thành thành viên của cả EU và NATO. Tuy nhiên, giờ đây ông không còn cống hiến cho thế giới phương Tây như trước nữa. Ông ấy chống chủ nghĩa cộng sản, nhưng không chống Nga.

Quốc hội Hungary thông qua luật “Ngăn chặn Soros” vào tháng 6 năm 2018. Luật này có mục tiêu chống lại một âm mưu của tỷ phú George Soros. Đó là muốn đưa hàng triệu người tị nạn đến châu Âu, nhằm làm giảm tầm quan trọng của ngôn ngữ và văn hóa của các nước châu Âu. Đồng thời làm cho việc hội nhập của những người nhập cư bất hợp pháp diễn ra sớm hơn.

Theo Financial Times, tờ báo này đã xem tài liệu và có bảy cáo buộc chống lại Soros.

Một quan chức văn hóa do chính phủ bổ nhiệm ở Hungary đã so sánh tỷ phú George Soros với Hitler trong một bài báo nói về quan điểm của Hungary và Ba Lan với EU về pháp quyền.

Tỷ phú người Mỹ gốc Hungary George Soros (ảnh: Wikimedia Commons).
Tỷ phú người Mỹ gốc Hungary George Soros (ảnh: Wikimedia Commons).

Việc chính phủ Hungary đã chống lại Soros, điều này đi ngược lại với mong muốn của phương Tây, đặc biệt là EU. Khách quan mà nói, Hungary có lý trong việc này, không một lãnh đạo quốc gia nào lại muốn gồng gánh hàng triệu người tị nạn bất hợp pháp bằng tiền thuế của người dân, để rồi chính người dân của đất nước mình lại trở lên nghèo khó và bị đe dọa bởi những người tị nạn bất hợp pháp về vấn đề việc làm hay trật tự an ninh xã hội…. 

Chưa dừng lại ở đó, luật quy định về quyền của người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới LGBT gây tranh cãi mà Hungary đưa ra vào năm 2021. Luật này một lần nữa không chỉ nhận được sự lên án rõ ràng từ EU mà còn thúc đẩy EU thực hiện các hành động pháp lý để chống lại nó. Các nhà lập pháp Hungary sau đó đã ban hành luật cấm mô tả người LGBT trong các tài liệu học đường hoặc các chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên. Hungary phản đối việc tuyên truyền đồng tính luyến ái. Các nhà lập pháp đã chấm dứt việc thừa nhận giới tính hợp pháp cho những người chuyển giới, đồng thời sửa đổi Hiến pháp của Hungary để xác định hôn nhân là sự kết hợp giữa những người dị tính và nghiêm cấm việc nhận con nuôi đồng giới về mặt chức năng. Chính phủ Hungary cho rằng, phải kiên quyết bảo vệ trẻ em trước nạn ấu dâm trong cộng đồng LGBT, hay chống lại việc giáo dục giới tính lệch lạc sẽ ảnh hưởng tới thanh niên.

Tuy nhiên, những tranh cãi này không phải lớn. Mấu chốt quan trọng nhất khiến EU không chấp thuận thủ tướng Hungary Orbán là mối quan hệ thân thiết của ông với Tổng thống Nga Putin. Orbán trong những năm gần đây đã nhiều lần nói về mối quan hệ thân thiết của mình với Nga.

Theo một báo cáo trên tờ Eurostat, Hungary dưới sự lãnh đạo của ông đã tăng tỷ trọng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, từ 9,070 triệu mét khối năm 2010 lên mức cao 17,715 triệu mét khối vào năm 2019. Hungary hiện đang mua gần 85% lượng khí đốt và 64% lượng dầu từ Nga

Nước này cũng trở thành quốc gia EU đầu tiên mua vắc xin COVID của Nga là Sputnik V và từ chối vắc xin Pfizer của Mỹ.

EU hy vọng rằng người Hungary sẽ nổi dậy chống lại Orbán và truất ngôi của ông thông qua cuộc bầu cử. Thế nhưng EU đã thật sự thất vọng vì Orbán đã giành chiến thắng long trời lở đất bất chấp những nghi ngờ về việc gian lận bầu cử.

EU cố gắng trừng phạt người Hungary

The Guardian đưa tin ngày 5/4, Ủy ban Châu Âu khởi động quy trình kỷ luật pháp quyền đối với Hungary.

Báo cáo viết, Ủy ban châu Âu lần đầu tiên đưa ra quy trình kỷ luật mới của khối chống lại Hungary sau hai ngày thủ tướng Viktor Orbán, giành chiến thắng vang dội lần thứ tư trong cuộc bầu cử quốc hội.

Ursula von der Leyen, chủ tịch ủy ban EU, nói với quốc hội châu Âu rằng Budapest đã được thông báo về quyết định này và “bây giờ chúng tôi sẽ gửi thư thông báo chính thức để bắt đầu cơ chế điều kiện”. Tuy cơ chế chưa được thử nghiệm nhưng được thiết kế để ngăn chặn các khoản tiền của EU bị lạm dụng bởi các quốc gia không tuân theo quy định của pháp luật.

Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (ảnh: Flickr).
Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (ảnh: Flickr).

Cơ chế này đã được tất cả 27 nhà lãnh đạo EU đồng ý vào cuối năm 2020 và cuối cùng có thể tước đi hơn 40 tỷ euro các khoản thanh toán của Budapest. Mặt khác, nó cũng khiến Budapest khó vay tiền hơn. Trước tình thế này, Hungary đã kháng cáo. Nhưng Tòa án hàng đầu của Liên minh châu Âu đã bác bỏ các thách thức pháp lý của Ba Lan và Hungary đối với công cụ mới của khối cho phép khối này cắt hoặc giữ lại tài trợ cho các quốc gia không tuân thủ pháp quyền.

Chiến thắng của ông Orban cho thấy rằng, người dân Hungary đã lựa chọn bằng lá phiếu của mình. EU cáo buộc ông Orban gian lận bầu cử, vậy chiến thắng của Biden nên hiểu thế nào? về lý thì đó chẳng phải là tổng thống/thủ tướng do dân bầu lên hay sao? Cho nên việc EU chống lại Hungary vào thời điểm này đặt ra câu hỏi về ‘các giá trị và nguyên tắc dân chủ’ được EU tuyên truyền bấy lâu nay. Nó có thực chất hay chỉ là công cụ chính trị?

Mặt khác, việc EU tuyên bố trừng phạt các thành viên của mình trong khi đang đối đầu với Nga là một nước cờ thiếu khôn ngoan. Vì nó có thể làm cho các quốc gia trong khối thấy rằng, tiêu chí của EU đã thay đổi, giá trị của EU đã không còn, điều họ cần chỉ là mục đích chính trị. Như vậy giá trị thịnh vượng và pháp quyền chỉ là cái vỏ rỗng. Điều này sẽ thúc đẩy các quốc gia thành viên rời khỏi khối để tránh rắc rối bởi các lệnh trừng phạt. Lúc này EU cần là sự đoàn kết của các thành viên trong khối chứ không phải là chia rẽ để rồi bị suy yếu trước đổi thủ.

Từ Khóa: