Khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine ngày càng trở nên gay gắt, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây cũng ngày càng trở nên căng thẳng, theo SOH.
Ông Arthur Herman, một chuyên gia tại Viện Hudson, Hoa Kỳ, cảnh báo các nước cần hiểu rằng kẻ thù thực sự của Nga là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chứ không phải phương Tây.
Động lực phản công của quân đội Ukraine vẫn chưa dừng lại trong những ngày gần đây. Họ đã liên tiếp thu hồi được nhiều vùng lãnh thổ bị quân đội Nga chiếm đóng.
Đối mặt với thất bại, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vào ngày 12/10. Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu để Ông Erdogan làm trung gian giữa Nga và Ukraine đã thất bại.
Áp lực từ Hoa Kỳ và Châu Âu ngày càng gia tăng. Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh, Josep Borrell, ngày 13/10 cảnh báo rằng nếu Nga dùng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine, thì quân đội Nga sẽ bị “tiêu diệt hoàn toàn” bởi một phản ứng quân sự của phương Tây.
Trước tình hình đó, một số chuyên gia ngoại giao và quốc phòng phương Tây hôm 13/10 lưu ý rằng mặc dù mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng, nhưng thực tế là ĐCSTQ mới là kẻ thù thực sự của Moscow và sự phụ thuộc quá mức của Điện Kremlin đối với Bắc Kinh đã trực tiếp đe dọa lợi ích quốc gia của Nga.
Ông Arthur Herman, một chuyên gia tại Viện Hudson, Hoa Kỳ, chỉ ra rằng với thất bại của quân đội Nga tại chiến trường Ukraine, một câu hỏi quan trọng đang đặt ra đối với tương lai của Nga. Đó là: Nga sẽ thành ra như thế nào sau chiến tranh?
Ông lưu ý rằng Nga đã có hai lần sụp đổ chế độ trong thế kỷ 20 và phương Tây đã mắc những sai lầm khi hai lần đều đáp trả. Đặc biệt là lần thứ hai sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ và phương Tây đang bận ăn mừng Chiến tranh Lạnh kết thúc, và đã quá muộn để phát hiện ra quá trình dân chủ hóa nước Nga đã thất bại.
Kết quả là, sau một thời gian nội bộ bất ổn và xung đột, Nga đã trở lại vũ đài địa chính trị, nguy hiểm và hung hãn hơn bao giờ hết với mối hận phương Tây.
Lần này, phương Tây nên ngừng chỉ tay vào Nga, mà thậm chí cần đảm bảo rằng Nga có đủ mạnh để bảo vệ các lợi ích sống còn của mình trước kẻ thù lịch sử thực sự: ĐCSTQ.
Ông Herman phân tích rằng vì một nước Nga ngày càng suy yếu đã thực sự trở thành một nước chư hầu của Bắc Kinh. “Đây là một thảm họa đối với lợi ích của Nga, cũng như đối với châu Âu và phần còn lại của thế giới”, ông Herman nói.
“Một nước Nga suy yếu cho phép ĐCSTQ có thể mở rộng quyền lực của mình sang phạm vi vốn chịu phụ thuộc vào Nga . ”
Ông lập luận rằng thay vì cố gắng tạo dựng sự thay đổi chế độ tại Nga, Mỹ nên đảm bảo cho người Nga nhận ra rằng “sự phụ thuộc vào ĐCSTQ là đe dọa trực tiếp đến lợi ích quốc gia của họ”. Kết quả tốt nhất là “một nước Nga đủ mạnh để thoát khỏi sự kìm kẹp của Bắc Kinh và vạch ra lộ trình độc lập của riêng mình “. Một nước Nga như vậy sẽ không đối lập trực tiếp với phương Tây, nếu không nhất thiết là liên minh với phương Tây, theo ông Herman.
Có thể bạn quan tâm:
- Rộ tin Tập Cận Bình ‘thỏa thuận bí mật’ với Putin: Đài Loan sắp trở thành Ukraine thứ 2?
- Ai đang giúp Nga trong cuộc chiến chống lại phương Tây?