Những ngày qua, tình hình lũ lụt tại Trịnh Châu (Trung Quốc) trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Tại sao ở đây xuất hiện lũ lụt nghiêm trọng tới như vậy? Hãy thử cùng giải đọc và nhìn nhận thiên tượng này từ Chu Dịch. 

Trong bài thơ cổ “Thượng Tà” có viết: “Sơn vô lăng, giang thủy vi kiệt, đông lôi chấn chấn, hạ vũ tuyết, thiên địa hợp, nãi cảm dữ quân tuyệt” Tạm dịch: … Núi không còn đồi, sông cạn không còn nước, mùa đông sấm động, mùa hạ tuyết rơi, thiên địa hợp nhất, mới cùng người biệt ly. 

Bài thơ cổ lấy giọng điệu một cô gái, phát lời thề nguyện trung thành với tình yêu. Trong bài thơ có đề cập tới 5 sự việc hầu như không thể xảy ra. Nghĩa là nếu 5 sự việc không thể xảy ra này xuất hiện, cô mới dám vứt bỏ tình yêu sông cạn đá mòn của mình. Trong đó có một sự việc là sét đánh vào mùa đông. 

Sét đánh vào mùa đông khi tuyết rơi là hiện tượng hiếm gặp (ảnh: Flickr). Cổ nhân cho rằng đây là thiên tượng có ý nghĩa dự báo điều gì đó.
Sét đánh vào mùa đông khi tuyết rơi là hiện tượng hiếm gặp (ảnh: Flickr). Cổ nhân cho rằng đây là thiên tượng dự báo điều gì đó.

Cổ nhân giảng: Kinh trập (một trong 24 tiết khí, thường diễn ra vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 dương lịch) bắt đầu có sấm sét”.

Trong “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” (Luận giải về bảy mươi hai thì – thời tiết và thời vụ) có đoạn: “Nhị nguyệt tiết, vạn vật xuất hồ chấn, chấn vi lôi, cố viết kinh chập. Thị chập trùng kinh nhi xuất tẩu hĩ”, Nghĩa là: Tiết tháng hai, vạn vật xuất phát từ quẻ Chấn, Chấn là sấm, gọi là ‘Kinh trập”, bởi vì côn trùng ngủ đông nghe sấm kinh hãi mà chui ra.

“Vạn vật xuất hồ chấn” có nghĩa là gì? Quẻ Chấn trong Bát quái, nét Hào thứ nhất là Dương hào, hai hào bên trên là âm hào. Nghĩa là dương bắt đầu sinh ra, đại biểu cho Dương khí bắt đầu sinh trưởng, tăng lên. Dương khí lại được gọi là sinh khí, đại biểu cho sức sống, sinh mệnh. Vì vậy, quẻ Chấn là biểu thị vạn vật bắt đầu sinh trường, có sức sống. Đây chính là nội hàm của câu nói  “Vạn vật xuất hồ chấn”. Chấn là sấm, vì vậy tiếng sấm xuân đầu tiên mở đầu cho một năm, đại biểu cho sức sống trở lại trái đất, vạn vật bắt đầu sống lại. Thời gian này chính vào tiết khí Kinh trập, vì vậy đối với khu vực trung hạ du sông Hoàng Hà bao gồm Hà Nam, Sơn Tây, Hà Bắc Trung Quốc, tiếng sấm xuân mỗi năm này nên bắt đầu sau ngày Kinh trập. Sau đó dương khi mới nổi lên, vạn vật bắt đầu sống lai, trái đất hồi phục sức sống. Nếu trước tiết Kinh trập xuất hiện sấm xuân, thì là dấu hiệu bất thường. Dân gian sẽ gọi đó là “Chính nguyệt đả lôi” nghĩa là “Sét đánh tháng giêng”. Vậy nội hàm cụ thể của nó là gì? 

Vì vậy, người Trung Hoa có câu ngạn ngữ: “Chính nguyệt đả lôi nhân cốt đôi” nghĩa là: Nếu sét đánh vào tháng giêng, là điềm báo sẽ xuất hiện đại tai nạn, số người tử vong quy mô lớn, xương người chất thành đống. 

Tương tự còn có câu thành ngữ: “chính nguyệt đả lôi phần đôi đôi” cũng có ý nghĩa tương tự, biểu thị sấm sét trước tiết Kinh trập là điềm báo đại hung, năm đó có thể sẽ chết rất nhiều người. 

Ngày 24 tháng 2 năm 2021, cũng chính là ngày 13 tháng giêng theo Hoàng Lịch cổ Truyền thống của Trung Hoa, ngày này là 9 ngày trước tiết Kinh trập. Thời điểm đó, tại thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam khu vực Trung Nguyên đột nhiên xảy ra Thiên tượng hiếm thấy “Chính nguyệt “Lôi đả tuyết”. có nghĩa là khi sấm sét đan xen, trời còn giáng tuyết rơi dày. Người dân nơi đây đều nói, đây là hiện tượng thiên văn kỳ là chưa từng thấy. 

Tối ngày 24 tháng 2, khi thành phố Trịnh Châu đang có tuyết rơi dày đặc, đột nhiên xuất hiện tiếng sấm rung động cả góc trời, bầu trời không ngừng xuất hiện sấm sét. Khi đó, đã có không ít cư dân mạng tại đây quay được các video ngắn tối hôm đó khi tuyết và sấm sét đồng thời cùng xuất hiện tại Trịnh Châu. 

Trên bản đồ theo dõi sấm chớp địa chấn của Đài khí tượng trung ương Trung Quốc cũng cho thấy, nhiều nơi tại Hà Nam có nhiều sét mạnh. Đài khí tượng Tân Hương tỉnh Hà Nam cũng phát đi cảnh báo sấm sét màu vàng. Nói cách khác, ngay từ đầu năm nay, Trịnh Châu Hà Nam đã xảy ra hiện tượng thiên văn bất thường vừa có tuyết vừa có sấm sét vào tháng giêng. 

Người Trung Hoa còn có câu: “Tuyết rơi sét đánh, mộ phần nhiều thành đống”, câu này cũng giống như hai câu ngạn ngữ trên, đều là điềm báo e rằng năm nay Trịnh Châu sẽ xảy ra đại tai nạn, chết nhiều người, và quả thực bây giờ đã ứng nghiệm. 

Ảnh chụp màn hình các video ghi lại cảnh tượng nước lũ dâng lên trong tàu điện ngầm Trung Quốc ở thành phố Trịnh Châu hôm 20/7/2021.
Ảnh chụp màn hình các video ghi lại cảnh tượng nước lũ dâng lên trong tàu điện ngầm Trung Quốc ở thành phố Trịnh Châu hôm 20/7/2021.

Trước tiên chúng ta hãy cùng chia sẻ một chút, rốt cuộc trận lũ lụt gần đây nhất tại Trịnh Châu đã có bao nhiêu người chết, sau đó, thông qua bài viết này, đứng ở góc độ cá nhân tôi sẽ cùng mọi người  giải đọc nội hàm của hiện tượng thiên văn “sét đánh vào tháng giêng”.

Ngày 20 tháng 07 năm 2021, thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam xảy ra trận lụt lớn, vì ĐCSTQ cố gắng che dấu sự thật, nên rốt cuộc không thể thống kê có bao nhiêu người tử vong, chỉ biết rằng lượng lớn dân chúng phải ở trong cảnh nhà tan cửa nát. Tại hầm đường bộ Kinh Quảng, một người lái xe đầu kéo xác chết tại hiện trường tiết lộ, ít nhất đã có hơn 6000 thi thể được kéo ra ngoài. Còn ĐCSTQ lại nói chỉ có bốn người chết. Lời nói dối của ĐCSTQ khiến ngay cả người có vấn đề về thần kinh cũng không thể tin tưởng. 

Hình ảnh về trận lũ lụt ở Trịnh Châu ngày 20/7/2021. Chính quyền nói rằng đó là trận lụt "nghìn năm có một". Nhưng giới phân tích chỉ ra rằng đó là "một lời nói dối trắng trợn". Ảnh chụp màn hình Twitter/China Daily.
Hình ảnh về trận lũ lụt ở Trịnh Châu ngày 20/7/2021. Chính quyền nói rằng đó là trận lụt “nghìn năm có một”. Nhưng giới phân tích chỉ ra rằng đó là “một lời nói dối trắng trợn”. Ảnh chụp màn hình Twitter/China Daily.

Trận lụt lớn này hoàn toàn là một thảm họa nhân tạo do một tay ĐCSTQ tạo ra. Vì mở các cửa xả lũ không thông báo trước cho người dân, đã dẫn tới vô số người tử vong. Cũng có thể nói rằng những người mất mạng trong thảm họa này đều do ĐCSTQ tự tay giết chết.

Kỳ thực không chỉ lần này, năm 1975 Trịnh Châu cũng từng xảy ra tai nạn tương tự, đó là sự kiện xả lũ ở hồ chứa nước Bản Kiều. Ngày 8 tháng 8 năm 1975, một trận mưa lớn tương tự đổ xuống, đập chứa nước báo cáo tình hình khẩn cấp, ĐCSTQ đã mở cửa xả lũ mà không thông báo cho người dân, không di tản dân chúng ở vùng hạ lưu, khiến cho 230.000 người tử vong, hơn 10 triệu người không có nhà để về. Sự việc đã bị chương trình “Discovery” của Mỹ xếp hạng nhất trong “Mười thảm họa do lỗi con người gây ra trong lịch sử thế giới” trên cả vụ rò rỉ hạt nhân Chernobyl của Liên Xô cũ. Đây đều là nhân họa do ĐCSTQ, một con quỷ địa ngục, giết người bừa bãi, coi mạng người như cỏ rác tạo ra. 

Tại sao ĐCSTQ cứ thích mở các cửa xả lũ mà không thông báo cho người dân hết lần này đến lần khác, cố tình dìm chết rất nhiều người, khiến vô số gia đình tan cửa nát nhà và không có nhà để về? Vào năm 2020, một quan chức địa phương của ĐCSTQ ở tỉnh An Huy đã nói sự thật rằng: Việc xả lũ từ hồ chứa chỉ có thể làm một cách lén lút vụng trộm, là không thể được thông báo, nếu ra thông báo sẽ liên lụy đến vấn đề bồi thường cho người dân ở các làng mạc, gia súc, tính mạng, xí nghiệp… ở khu vực hạ du của hồ chứa. Nếu không thông báo, mà âm thầm lén lút xả lũ, sẽ trở thành một hiện tượng thiên tai, và không cần nói đến chuyện bồi thường này… Những loại sự việc đến ma quỷ cũng không thể làm ra này, đều được ĐCSTQ tận dụng một cách triệt để. Trong mắt ĐCSTQ, người dân Trung Quốc có thể nói còn không bằng những con gia súc. Vậy mà chúng vẫn cố gắng nỗ lực gắn chặt người Trung Quốc với mình, cố ý đánh đồng quan niệm ĐCSTQ và Trung Quốc, kéo tất cả người dân xuống hố cùng bị chôn vùi.  

Bởi lũ thường dồn về chỗ thấp, nên đường hầm Kinh Quảng tại Trịnh Châu ít nhất có mấy nghìn người bị chết đuối, sau đó đường tàu điện ngầm cũng có nhiều người chết chìm. ĐCSTQ nói tổng cộng chỉ có 14 người chết tại đường tàu điện ngầm, tuy nhiên tới ngày 26 tháng 7 là ngày cúng tuần đầu tiên của những nạn nhân tử vong trong trận lụt tại đây, có nhiều người dân tới bốn cửa ra vào A, B, C, D của tuyến Sa Khẩu tại đường sắt số 5 để dâng hoa cúng lễ cho bạn bè người thân đã khuất. Chỉ cần nhìn hoa tươi bày đầy khắp nơi đây cũng có thể nhận định, tại đây không thể chỉ tử vong 14 người.  

Vì sợ lời nói dối bị vạch trần, ĐCSTQ cực lực ngăn cản người dân tới cúng lễ người chết, dùng tấm chắn cao hơn đầu người làm thành tường vây, để ngăn người dân bày hoa và không cho mọi người nhìn thấy càng không cho mọi người chụp ảnh. Có người dân dũng cảm đã dám dỗ bỏ rào chắn, và lập tức bị cảnh sát bắt đi, rào chắn lại tiếp tục dựng lên bao quanh. Thậm chí, Trần Lượng, phóng viên ảnh của hãng truyền thông đại lục Caixin.com, đã bị cảnh sát tại đồn cảnh sát đường Nam Dương ở thành phố Trịnh Châu bắt đi sau khi chụp được bức ảnh tại hiện trường tế lễ đầy hoa. 

Qua đây có thể thấy ĐCSTQ đáng sợ như thế nào, nó sợ rằng người dân sẽ biết sự thật, nên cố gắng hết sức để che đậy, phong tỏa chân tướng sự việc. Có một cặp chị em tại hiện trường tế lễ, người chị nghẹn ngào nói trước video, em gái cô là người duy nhất sống sót trong khoang tàu điện ngầm đó. ĐCSTQ nói, trận lụt trên tuyến tàu điện ngầm số 5 chỉ khiến 14 người chết, nhưng cư dân mạng đã đăng tải video hình ảnh tuyến tàu điện ngầm số 5 trước khi bị ngập lụt cho thấy ga tàu điện ngầm lúc đó rất đông đúc và chật chội. Cộng với quy mô tại buổi cúng Đầu Thất tại cửa tàu điện ngầm, và nỗ lực phong tỏa hiện trường tại đây của ĐCSTQ có thể thấy, số lượng người tử vong tại dây không chỉ như số liệu thông báo, con số thực tế có thể khiến người ta sợ hãi. 

Trận lụt lớn do một tay ĐCSTQ tạo ra này không biết đã giết chết bao nhiêu người ở Trịnh Châu, không biết bao nhiêu gia đình đã bị tan cửa nát nhà. Thảm họa này khiến người ta nhớ đến hiện tượng thiên văn “Tuyết rơi và sấm sét tháng giêng” hiếm có ở Trịnh Châu, cũng có thể nói đó là chứng thực cho dấu hiệu báo trước của hiện tượng thiên văn này. Chúng ta hãy cùng nhau giải thích:

Cổ nhân giảng: Xuân sinh, hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng. Đây là chỉ quy luật thiên nhiên xảy ra do sự biến hóa tăng giảm của khí âm và khí dương trong trời đất, là quy luật tuần hoàn sinh trưởng của vạn vật trong trời đất. Nếu quy luật này xảy ra hỗn loạn, thì là dấu hiệu không may mắn, sẽ mang tới tai nạn. 

Trong Bát quái, Lôi là Chấn, là động, đại biểu cho dương khí bắt đầu sinh trưởng, sức sống bắt đầu hồi sinh. 

Văn hóa truyền thống Trung Hoa nhìn nhận, sự thay đổi khí hậu bốn mùa trong năm là kết quả tác dụng tương hỗ liên tiếp của hai khí âm và dương trong trời đất, một năm là một chu kỳ tuần hoàn. Cổ nhân cho rằng, Cổ nhân quan niệm, cứ năm ngày là một lần khí hậu sẽ có biến đổi nhỏ, liền tính và chia năm ngày là một “Hậu”, ba Hậu là một “Khí”, sáu Khí là một Qúy (mùa), bốn “Quý” là một năm. Do đó, một năm chia thành 4 mùa, 24 tiết khí, 72 Hậu, đây là quy luật thay đổi khí hậu trong một năm. Cổ nhân còn phân 64 quẻ trong Chu Dịch đối ứng với 365 ngày trong một năm, biểu hiện quy luật thay đổi của hai khí âm dương trong một năm. Mười hai tiết khí  là mười hai bước ngoặt quan trọng của sự thay đổi khí hậu trong năm. Mười hai tiết khí lại đối ứng với mười hai quẻ, nên được gọi là mười hai Tích Quái, cũng được goi là mười hai Quẻ Tiêu Tức, lần lượt là: quẻ Thái, quẻ Đại Tráng, quẻ Quái, quẻ Càn, quẻ Độn, quẻ Phủ, quẻ Quan, quẻ Bác, quẻ Khôn, quẻ Phục, quẻ Lâm.

Đông Chí đối ứng với quẻ Phục, là địa lôi phục. Một nét hào phía dưới cùng của quẻ Phục là Dương phục, năm nét hào khác đều là Âm phục, được gọi là Nhất dương lai phục, Đông Chí nhất sinh. Đây là thời khắc âm khí thịnh vượng nhất trong một năm, là ngày ban đêm dài nhất, ban ngày ngắn nhất. Sau ngày này, âm khí giữa trời đất bắt đầu tiêu giảm, dương khí bắt đầu hồi sinh. Vì vậy sâu ngày Đông Chí, thời gian ban đêm bắt đầu ngắn đi, ban ngày dài hơn. Sau khi qua tiết Kinh Trập, dương khí bắt đầu trồi lên trên bề mặt, lấp đầy không gian giữa trời và đất, sức sống hồi phục, vạn vật sinh trưởng, âm ký bắt đầu ẩn dưới lòng đất, vì vậy mùa xuân là thời điểm sức sống của sinh mệnh tăng trưởng, nhất là sau khi có tiếng sấm xuân, sức sống của vạn vật bắt đầu tuôn trào. Đến mùa hạ, nhất là ngày Hạ Chí, dương khí bắt đầu tràn đầy khắp trời đất, đạt tới thịnh vượng nhất, âm khí tiềm tàng dưới đất. Vì vậy vào mùa hè, trên mặt đất vô cùng nóng bức, còn dưới đất lại mát mẻ, thậm trí lạnh lẽo. Chúng ta có kinh nghiệm, nước múc từ dưới giếng lên vào mùa hè thường mát lạnh tới tận xương tủy. Những công nhân đào than đá trong đường hầm dưới lòng đất đều biết, mùa hè khi đi xuống đào than phải mặc áo bông, nếu không sẽ lạnh không chịu nổi. Đây là hiện tượng do hai khí âm dương thay đổi theo thời tiết, tiêu giảm hay tăng trưởng trong trời đất tạo thành. 

Mùa hè là thời điểm dương khí thịnh vượng nhất trong năm, sau mùa này dương khí bắt đầu tiêu giảm, tiềm tàng, âm khí bắt đầu hồi sinh. Vì vậy Hạ Chí có thời gian ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất trong năm. Sau ngày này, đêm bắt đầu dài hơn, ban ngày dần ngắn lại. Khi tới mùa thu, âm khí bắt đầu trồi lên bề mặt trái đất, càng ngày càng mạnh, dương khí bắt đầu ẩn náu, vì vậy mùa thu là mùa thu hoạch, vạn vật hoàn thiện. Đến mùa đông, nhất là tới Đông Chí, âm khí tràn đầy khắp trong trời đất, đạt tới cực thịnh, dương khí hoàn toàn ẩn nấp dưới lòng đất. Vì vậy giếng càng sâu, nước múc lên nhiệt độ càng cao. Những công nhân khai thác than vào mùa đông cũng vậy, chỉ cần mặc áo mỏng. Những hiện tượng này khoa học hiện đại không giải thích được, chỉ giải thích một cách gượng ép qua loa. Đây là do sự thay đổi tăng giảm của hai khí âm dương trong trời đất tạo thành.

Đối ứng với tiết khí Kinh Trập là quẻ Đại Tráng. Trên quẻ này là tiêu biểu cho sấm sét, dưới quẻ này là Can là Thiên, gọi là Lôi thiên đại tráng. Biểu thị dương khí ẩn núp dưới đất vào mùa đông bắt đầu trồi lên mặt đất, lấp đầy trời đất, đây là lúc tiếng sấm xuân bắt đầu vang vọng trời đất, vạn vật bắt đầu hồi phục sức sống. Vì vậy đối với khu vực Trung nguyên, quy luật vận hành đúng của trời đất, là sấm sét xuất hiện sau tiết Kinh Trập. 

Tại tỉnh Hà Nam, nếu sấm sét xuất hiện trước tiết khí này, là trái ngược với quy luật vận hành âm dương, biểu thị dương khí lộ ra trước thời gian quy định, tiêu tan, có nghĩa là trời đất không lưu giữ được dương khí, trong năm đó dương khí sẽ không đủ. Dương khí cũng được gọi là sinh khí, là đại biểu cho sức sống. Nếu cơ thể không lưu giữ được dương khí, mùa đông không dưỡng dương khí không tốt, thì năm sau cơ thể sẽ yếu ớt nhiều bệnh tật, thậm chí bệnh nặng. Nếu trời đất không lưu giữ tốt dương khí mà để lộ ra và tản mất, thì sang năm sau, trời đất sẽ không có đủ sức sống để bồi bổ từ dưỡng vạn vật, năm đó sẽ xuất hiện các loại tai nạn, khiến cho vô số người tử vong. Vì vậy “sấm sét vào tháng giêng” (sấm sét xuất hiện trước tiết khí Kinh Trập) là điềm báo đại hung. Thời gian xuất hiện sấm sét càng cách tiết khí Kinh Trập càng xa, biểu hiện dương khí giữa trời đất bị lộ ra càng nhiều, sang năm sau sẽ càng nguy hiểm, tai nạn càng lớn, số người tử vong càng cao. Sấm sét xuất hiện vào tháng giêng tại Trịnh Châu năm nay, cách tiết khí này 9 ngày, cũng không phải là quá hung hiểm, dương khí bị thoát ra cũng không được tính là nhiều. 

Đây là phân tích nội hàm của hiện tượng thiên văn dựa trên góc độ cá nhân, tuy nhiên hy vọng sau đợt lũ lụt này, sẽ không có tai nạn khác. 

Theo Vision Times

Biên dịch: Thanh Mai