Để xây dựng cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng đề xuất được chuyển đổi 486ha rừng sang mục đích khác.
- Cà vẹt ôtô dùng sai tiếng Anh: Lãnh đạo Cục CSGT nói gì?
- Ôtô tải tự trôi tông sập nhà dân, 2 cháu bé thiệt mạng
- Vụ sinh viên ‘mất tích’: Truy tìm người đàn ông chở nam sinh rời bến xe
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 14/2 UBND tỉnh Lâm Đồng thẩm định hiện trạng rừng ở TP. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Di Linh và Đức Trọng để lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng.
Việc chuyển đổi này nhằm thực hiện dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương, dự kiến sẽ khởi công trong năm 2022. Tuyến đường này dự kiến sẽ hoàn thành cùng lúc với tuyến cao tốc Long Thành – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc, từ đó kết nối xuyên suốt TP.HCM – Đồng Nai và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng xác nhận, 486ha diện tích đất rừng này thì 8,49ha là đất quy hoạch lâm nghiệp rừng sản xuất, còn lại 477,51ha đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp.
Ngoài đất nằm trên địa bàn bốn địa phương trên còn có diện tích rừng do Nông trường 78 (Học viện Lục quân) và Công ty cổ phần Tập đoàn giấy Tân Mai quản lý. Trên diện tích đất có rừng phải chuyển đổi mục đích, tỉnh Lâm Đồng thống kê có trữ lượng gỗ 247 m3, toàn bộ là rừng trồng gỗ núi đất gồm thông 3 lá trồng năm 2002 và thông Caribe trồng năm 2017.
Theo VnExpress cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương (nối TP. Bảo Lộc với cao tốc Liên Khương – Prenn) dài 73 km, quy mô bốn làn xe với nền đường 17 m, giai đoạn hoàn chỉnh dài 24,75 m. Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 11.300 tỷ đồng, theo phương thức PPP, dự kiến xây dựng trong 24 tháng, thông xe trong năm 2025. Thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương là 20 năm.
Với đề xuất chuyển đổi đất rừng vào cao tốc này, nhiều độc giả cho rằng: “Con người giữ gìn và bảo tồn rừng. Nhất là Đà Lạt ngày này chạy theo phát triển du lịch mà dần đánh mất đi hệ sinh thái tự nhiên.” Hoặc “Du khách lên Đà Lạt vì muốn trải nghiệm nét độc đáo của đô thị không có đèn giao thông, nghỉ ngơi khách sạn không cần máy điều hoà. Tham quan thiên nhiên hoang dã để hít thở khí trời nguyên bản. nhưng nay mọi thứ dần đô thị hoá”….