Những ngày cuối tháng 7, khi thế giới đang gồng mình chống lại đại dịch Covid -19, trận lũ lụt tại Trịnh Châu, Hà Nam (Trung Quốc) khiến mọi người càng cảm thấy vô cùng bàng hoàng. Có người ví von, trận lũ lụt Trịnh Châu như chàng thanh niên nếm trái đắng khi bán thận mua iPhone.

Trong bài hát “Tổ quốc của tôi” của người Trung Quốc có nhiều sơ hở đáng đề cập:

Một dòng sông lớn gợn sóng mênh mông
Gió thổi hương hoa hương lúa ngát đôi bờ
Nhà tôi sống ở bên bờ
Quen với lời gọi của người lái đò
Quen với những cánh buồm trắng căng gió

Thoạt nghe, bài hát thật có ý nghĩa. Tuy nhiên, nó còn có nội hàm khác chính là điều chúng tôi muốn chia sẻ dưới đây.

Trong một buổi phỏng vấn của Tiếu Minh với chuyên gia thủy lợi từng học thạc sĩ và tiến sĩ tại Đức tên Vương Duy Lạc, có đề cập đến một khái niệm làm người ta “cảm thấy mới mẻ”:

Để xây dựng miền đất mới
Đánh thức núi cao đang ngủ yên
Để núi sông thay đổi diện mạo

Hát mãi, hát mãi những giọng điệu đó nhưng tại sao một dòng sông êm đẹp như thế lại muốn thay đổi nó làm gì?. Bộ phim Thượng Cam Lĩnh có dùng bài hát này làm ca khúc trong phim, miêu tả chi tiết tinh thần “Cải tạo tự nhiên, chinh phục tự nhiên” hay “nhân định thắng thiên”. Miêu tả ước mơ của những người lính tình nguyện tưởng nhớ mong muốn xây dựng quê hương đang “Chống Mỹ viện trợ Triều Tiên”.

Khi đó chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang thân thiết với Liên Xô. Nghe theo lời khuyên của các chuyên gia Nga, Trung Quốc xây dựng hồ chứa nước ở khắp nơi. Đến cả ca sĩ hát bài hát này đầu tiên, cũng không thể cảm nhận dược thảm họa vỡ đập Bản Kiều tháng 8 năm 1975. Trận lụt lịch sự ngập trời này không thua kém gì sóng thần tại Nam Á. Trong trận sóng thần năm 2004 tại khu vực Nam Á, tổng số người tử vong tại các quốc gia là 227.898 người. Còn tại tỉnh Hà Nam Trung Quốc, sau khi hệ sinh thái tự nhiên của con sông bị phá hủy, đã xảy ra chuyện gì?

Hồ chứa nước Bản Kiều bị sập trong trận lũ lụt do mưa lớn kéo dài ba ngày

Theo tin tức của kênh Discovery Mỹ tháng 5 năm 2005, vào tháng 8 năm 1975, do mưa lớn kéo dài, đập chứa nước Bản Kiều tại tỉnh Hà Nam bị vỡ, tạo thành một vùng biển mênh mông trong vòng 150km từ đông Đông sang Tây, 75km từ Bắc xuống Nam tại 9 huyện 1 thị trấn. Tại hiện trường đã vớt được 100.000 xác chết, thời kỳ sau có 140.000 người chết do thiếu lương thực, mắc bệnh truyền nhiễm. Trong số này bao gồm nạn nhân tử vong khi đang ngủ lúc con đập bị vỡ, cũng có người là nạn nhân vụ nổ mìn và phân lũ vài ngày sau.

Khu vực ngập lụt sau sự kiện vỡ đập vào tháng 8 năm 1975 ở Hà Nam (ảnh: Stevenliuyi / Wiki, CC BY-SA 4.0).
Khu vực ngập lụt sau sự kiện vỡ đập vào tháng 8 năm 1975 ở Hà Nam (ảnh: Stevenliuyi / Wiki, CC BY-SA 4.0).

Ông Vương đề cập đến hồi ức của một vị học giả, năm 1976 ở khu vực đó có một vụ mùa bội thu. Tại sao lại như vậy? Phải chăng có điều bí mật ẩn giấu? Liệu có phải vì thi thể của rất nhiều người chôn ở đó dùng làm phân bón? Một sự thực đáng sợ biết nhường nào.

Một trái tim không thể có hai chức năng

Mục đích thực sự của đập chứa nước là một nơi trao đổi, thông qua sức nước có thể tạo ra điện, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Nghe thấy tưởng chừng như rất hay. Tuy nhiên, làm một việc cũng chỉ để đạt được một mục đích, một trái tim không thể có hai tác dụng. Việc xây dựng nhiều đập chứa nước sẽ khiến nước sông không thể lưu thông, và không thể có khả năng “tự làm sạch”. Khi các con sông mất đi chức năng này, cần xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Đây là sự mâu thuẫn lẫn nhau của hệ thống này.

Xây dựng đập chứa nước để chống lụt hay chống hạn cũng không thể trốn tránh một sự thực, rốt cuộc dùng nó để bán nước nước kiếm tiền hay dùng để phát điện kiếm tiền. Chỉ có thể chọn một trong hai.

Nếu cứ theo đuổi việc xây dựng một thành phố bọt biển (mô hình xây dựng đô thị mới để quản lý lũ lụt, tăng cường cơ sở hạ tầng sinh thái và hệ thống thoát nước) quá mức, chỉ muốn cảnh quan tươi đẹp mà hoàn toàn không xem xét tới khả năng xả lũ của nó, thì Trịnh Châu cũng tương tự như một chàng thanh niên theo đuổi theo đuổi hư vinh, mưu cầu cuộc sống vật chất hiện đại hóa, nhưng không có tiền thì làm thế nào? Anh ta có thể chỉ thông qua việc bán thận để đổi lấy iPhone, iPad. Làm vậy sẽ khiến chức năng giải độc quan trọng nhất của cơ thể bị phá hủy, chính là tự gieo quả đắng cho sức khỏe của mình.

Wang Shangkun đã bán một quả thận của mình vào tháng 4 năm 2011 khi mới 17 tuổi để lấy tiền mua iPhone 4 và iPad 2. Kể từ đó anh nằm liệt giường và thường xuyên phải lọc máu.
Wang Shangkun đã bán một quả thận của mình vào tháng 4 năm 2011 khi mới 17 tuổi để lấy tiền mua iPhone 4 và iPad 2. Kể từ đó anh nằm liệt giường và thường xuyên phải lọc máu.

Khoản tiền công trình tham ô của quan tham Lại Tiểu Dân từ đâu mà có?

Núi tốt, nước tốt, vùng đất tốt
Mọi con đường đều rộng thênh thang

Tất nhiên đây là điều tốt, nhưng các quan chức ngành thương nghiệp quốc doanh vì để kiếm tiền, phát triển bất động sản quy mô lớn, chiếm dụng lượng lớn tài nguyên đất đai để xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên suy cho cùng, làm sao để tìm được điểm cân bằng giữa tài nguyên đất và nước?

Ông Vương Duy Lạc có đề cập đến nhận xét của nhà khoa học dám nói sự thật Hoàng Vạn lý: “Tài nguyên đất của Trung Quốc còn thiếu hơn nhiều so với tài nguyên nước, vì vậy nếu sử dụng đập chứa nước làm ngập lượng lớn đất đai thì không có lợi, không phải là phương pháp hiệu quả.

Cùng với sự bùng nổ của ngành bất động sản và sự phát triển của các công trình như công trình điện, từng nhóm từng nhóm quan tham nhũng đã ra đời.

Lại Tiểu Dân, cựu Chủ tịch Công ty TNHH Quản lý Tài sản Hoa Dung của Trung Quốc (viết tắt là Công ty Hoa Dung), đã nhận hối lộ gần 1,8 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 6.381 tỷ VNĐ), số tiền tham nhũng rất lớn, phá vỡ kỷ lục trong giới quan chức tham nhũng của ĐCSTQ.

Bạn có thể hỏi, từ những khoản chi tiêu hành chính của chính phủ có thể tham ô nhiều tiền đến thế sao? Không có khả năng lắm. Vậy chỉ có thể tham nhũng từ các công trình. Ví dụ, Trịnh Châu làm một hệ thống sông của thành phố bọt biển, dự án cần đầu tư hơn 50 tỷ nhân dân tệ, từ đó có thể trích ra 30% chia cho các quan chức lớn nhỏ; công trình đập Tam Hiệp đầu tư hơn 200 tỷ Nhân dân tệ, cũng có thể ám muội phân chia như vậy. Ông Vương Duy Lạc cũng đề cập, việc sửa chữa những hồ chứa nước bị hỏng mỗi năm cũng cần đầu tư mấy trăm thậm chí trăm tỷ mỗi năm, nếu không chi tiền hồ chứa sập thì làm sao? Do đó sẽ phân bổ cho mỗi người, để mỗi người dân chi trả.

Sau khi đập Tam Hiệp hoàn thành, dự tính mức tiêu thụ điện dân dụng của người dân sẽ giảm xuống còn 8 xu cho một kilowatt, có đáng tin không? Thực chất việc thu phí của con đập này là hai hào sáu cho một kilowatt, đắt hơn so với việc thu tiền điện của các trạm thủy điện nhỏ. Bạn nghĩ sao?

Những ví dụ như thế này, người ngoài cuộc nghe một cái liền có thể thấu hiểu. Hiện nay Trung Quốc còn có 98.000 đập chứa nước tương đương với 98.0000 quả bom không cài hẹn giờ. Tất cả vì tiền, vì để bán nhà cửa. Mồ hôi nước mắt của người dân đều vào túi của các nhà cách mạng của giai cấp vô sản.

Thanh âm kỳ lạ xuất hiện sâu trận lụt tại Trịnh Châu

Kinh nghiệm xử lý sông ngòi của các kỹ sư công trình người Đức luôn được các kỹ sư Trung Quốc bắt chước và coi là tấm gương để học hỏi. Tuy nhiên, trải qua hai trận lụt lịch sử năm 1999 và 2003 người Đức đã suy nghĩ lại muốn để sông ngòi một lần nữa được tự nhiên hóa.

Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến từng nói, lũ lụt tại Đức đã làm sụp đổ “huyền thoại” về “lương tâm đô thị” cũng đánh vào nhận thức của người dân trong nước về trình độ quản lý của phương Tây và lòng trung thành nhân đạo chủ nghĩa của nó”. Ba ngày sau, khi nói về trận lũ lụt ở Trịnh Châu, ông nhấn mạnh rằng: Đó là ‘một trong những lượng mưa lớn nhất trên một đơn vị thời gian’ trên thế giới, và ‘việc thời tiết khắc nghiệt như vậy dẫn đến lũ lụt là điều không thể tránh khỏi’. Bình luận của Hồ Tích Tiến về tiêu chuẩn kép của lũ lụt ở hai nơi đã gây ra sự tức giận và chế giễu trên Internet.

Sau lũ lụt Trịnh Châu, ngày 27 tháng 7 là ngày “đầu thất” (cúng tuần đầu tiên) tưởng nhớ các nạn nhân. Có hai chị em nhà nọ xuất hiện tại nơi dâng hoa ở ga tàu điện ngầm đường Sa Khẩu. Người chị rơi lê nghẹn ngào nói trước video, em gái cô là người duy nhất may mắn sống sót trên toa tàu điện ngầm cuối cùng, và bản thân cô ấy sống sót bằng cách bơi về phía trước trong toa tàu khi nước ngập đến cổ. Cô cho biết nhóm người đầu tiên ra ngoài đều bị nước cuốn trôi.

Ngay khi cô cố gắng nói, bỗng có một giọng nói đe dọa rất rõ ràng từ một người đàn ông bên ngoài màn hình: Hôm nay có báo chí nước ngoài đấy nhé, vì vậy ‘các cô’ đừng bôi nhọ ở đây. Cuối cùng, hai chị em đành chịu đựng đau buồn và lặng lẽ quay lưng rời đi.

Ồ! Người Trung Quốc không dám phát ngôn! Ra đường chỉ dùng ánh mắt biểu đạt.

Một số người khẩn cấp ‘đổ lỗi’, một số người không ngừng tăng độ cứng của lưỡi liềm vì cái liềm không đủ sắc.

Giả sử bạn là rau hẹ mọc lên non xanh mơn mởn, hay có mập mạp hơn nữa, số phận cũng là chờ được thu hoạch bởi lưỡi liềm sắc bén.

Cũng chính là nói, vì sao có người cả đời làm lụng vất vả, có xe, có nhà, có ‘tấm vé bảo hộ’ nhưng chỉ đổi lấy hạnh phúc ngắn ngủi? Rồi trong lũ lụt Trịnh Châu này, tất cả đều bị cuốn phăng đi.

Rốt cuộc vì sao thảm họa này lại xảy ra? Là Thiên tai hay Nhân họa? Nên hiểu như thế nào, nên tìm ai để tính sổ đây?

Theo soundofhope
Biên dịch: Thanh Mai