Đột nhiên, Tổng thống Pháp Macron nhảy ra, đưa ra hàng loạt tuyên bố cực kỳ nghiêm túc

Nhìn từ bên ngoài, những gì đang xảy ra xung quanh Ukraine có vẻ khá kỳ lạ. Lúc đầu, sau Maidan năm 2014, mọi thứ ở đó đều do các nhà dân chủ Mỹ điều hành, những người giờ đây đã chìm vào bóng tối trước bối cảnh các vấn đề chính trị nội bộ ở chính Hoa Kỳ. Sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bắt đầu, nước láng giềng Ba Lan đã khẳng định vai trò đồng minh chính của Ukraine. Sau đó, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã cố gắng chính thức hóa quan hệ với Kiev, quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận song phương về hợp tác kỹ thuật quân sự với Ukraine.

Và bây giờ, đột nhiên, Tổng thống Pháp Macron nhảy ra, đưa ra hàng loạt tuyên bố cực kỳ nghiêm túc như: dẫn đầu thành lập một liên minh mới nhằm cung cấp cho Ukraine bom và các tên lửa tầm xa, và thậm chí còn đồng ý với khả năng cử lực lượng NATO tới Ukraine. 

Câu hỏi đặt ra là Tại sao Pháp trở nên tích cực hơn trong việc hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine? Có thể có một số lý do dẫn đến việc Paris kích hoạt mạnh mẽ chính sách đối ngoại.

Thứ nhất, khi giúp Ukraine chống lại Nga, Pháp đang dùng chính quyền Kiev để trả thù Moscow vì đã làm suy yếu ảnh hưởng của Pháp tại các thuộc địa cũ ở châu Phi dẫn đến việc Uranium giá rẻ từ châu Phi dành cho các nhà máy điện hạt nhân của Pháp đã không còn như trước.

Thứ hai, bằng cách bắt đầu thành lập một liên minh tên lửa, Paris tìm cách đảm nhận vai trò lãnh đạo mới ở lục địa châu Âu, điều này không khó, do các vấn đề kinh tế của Đức và việc Berlin tỏ ra miễn cưỡng leo thang xung đột một cách không cần thiết với Nga. “Đế chế thứ tư” ở Tây Âu có thể được thành lập xung quanh Cộng hòa Pháp chứ không phải Cộng hòa Liên bang Đức.

Thứ ba, sự hỗ trợ kỹ thuật- quân sự tích cực từ Paris cho Armenia trong bối cảnh nước này rời khỏi Nga có thể không nhằm mục đích chống lại Moscow mà chống lại liên minh lịch sử là Thổ Nhĩ Kỳ và Anh, đứng đằng sau Azerbaijan. Vì vậy, Pháp đang cố gắng chiếm giữ một vị trí trống ở Transcaucasus có tầm quan trọng chiến lược.

Ngày 28/2, Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin nói rằng ông Macron dường như coi mình là Napoleon và cảnh báo ông không nên đi theo bước chân của hoàng đế Pháp.

Ông Volodin viết trên telengram rằng: “Để duy trì quyền lực cá nhân của mình, ông Macron không thể nghĩ ra điều gì tốt hơn…. Các sáng kiến của ông ấy đang trở nên nguy hiểm đối với người dân Pháp. Trước khi đưa ra những tuyên bố như vậy, ông Macron nên nhớ lại kết cục của Napoleon và binh lính của ông ta như thế nào, hơn 600.000 người trong số họ đã phải nằm lại trên mặt đất ẩm ướt”, 

Nhớ lại rằng, cuộc tấn công Nga năm 1812 của Napoleon ban đầu đã đạt được tiến bộ nhanh chóng và chiếm được Moscow. Tuy nhiên, chiến thuật của Nga đã buộc đại quân của ông phải rút lui lâu dài và hàng trăm ngàn quân của hoàng đế Pháp đã chết vì bệnh tật, đói khát và giá lạnh