Site icon MUC News

Mỹ giám sát 11 con đập Trung Quốc trên sông Mekong

Ông Brian Eyler (giữa) cùng các chuyên gia khác tại Hội nghị An ninh Năng lượng tại khu vực các nước Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam; được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia ngày 28/11/2017 (ảnh: Wikimedia Commons).

Ông Brian Eyler (giữa) cùng các chuyên gia khác tại Hội nghị An ninh Năng lượng tại khu vực các nước Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam; được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia ngày 28/11/2017 (ảnh: Wikimedia Commons).

Ngày 14/12 hãng Reuters đưa tin, Mỹ tài trợ một dự án để theo dõi mực nước tại các con đập của Trung Quốc trên lưu vực sông Mekong. Sự việc này làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia tại khu vực Đông Nam Á.

Sông Mekong chảy từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) xuống Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Vài năm trở lại đây, con sông này đang trở thành tâm điểm cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc.

Năm 2016, một cơ chế hợp tác tiểu vùng Lancang – Mekong Cooperation (LMC) được thành lập; gồm Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam. Mục đích của LMC là hợp tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông MeKong.

Mỹ và Trung Quốc đều có tổ chức riêng để hợp tác với các nước lưu vực sông Mekong. Đó là Lancang – Mekong của Trung Quốc và Mekong-Mỹ.

Trung Quốc thao túng lượng nước trong các đập trên sông Mekong

Theo nghiên cứu của Mỹ, các con đập của Trung Quốc đã giữ lượng lớn nước vùng thượng lưu. Điều này đã gây bất lợi và ảnh hưởng tiêu cực cho canh tác và đánh bắt thủy hải sản của các quốc gia vùng hạ lưu.

Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần ngân sách dự án “Mekong Dam Monitor”. Dự án sẽ dùng dữ liệu từ các vệ tinh có thể đo đạc xuyên qua các đám mây; để tính toán mực nước ở các đập của Trung Quốc và các quốc gia khác.

Từ ngày 15/12, thông tin giám sát sẽ được công khai theo thời gian thực. Bằng cách dựa trên các chỉ số về “độ ẩm bề mặt” của các khu vực. Điều này nhằm xác định mức độ tác động của các con đập tới dòng chảy tự nhiên.

Ông Brian Eyler – thuộc Trung tâm Stimson (Washington) cho biết, qua hệ thống giám sát phát hiện: “11 đập trên dòng chính của Trung Quốc được tổ chức và vận hành một cách tinh vi. Chúng được vận hành nhằm tối đa hóa sản lượng thủy điện mà không quan tâm đến các tác động hạ lưu”.

Nghiên cứu Eyes on Earth (một phần của dự án Mekong Dam Monitor) chỉ ra, năm 2019 Trung Quốc giữ lại nước trên thượng nguồn gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng cho các quốc gia vùng hạ lưu.

Tuy nhiên, Bắc Kinh một mực “bác bỏ” các cáo buộc này.