Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về việc chính quyền Trung Quốc tống giam 11 công dân vì cung cấp thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19 cho ấn bản tiếng Trung của Epoch Times.

“Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trả tự do cho các nhà báo và những người liên hệ của họ bị giam giữ vì đưa tin về các hạn chế Covid-19 và ngừng bịt miệng những người tìm cách báo cáo sự thật”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Epoch Times trong một email.

Người phát ngôn cho biết thêm: “Chúng tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo độc lập, minh bạch và dựa trên thực tế về Covid-19.”

Vụ Lý Văn Lượng đang tái diễn?

Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ thông tin liên quan đến đại dịch, nhằm ngăn chặn bất cứ điều gì có thể làm hoen ố hình ảnh của chính quyền. Nhiều bác sĩ, nhà báo công dân và học giả đã bị trừng phạt vì chia sẻ thông tin cảnh báo về dịch Covid-19.

Bác sĩ Lý Văn Lượng bị trừng phạt vì cảnh báo công chúng về dịch Covid-19. Sau đó chính bác sĩ đã qua đời vì mắc căn bệnh này (ảnh chụp màn hình Weibo).
Bác sĩ Lý Văn Lượng bị trừng phạt vì cảnh báo công chúng về dịch Covid-19. Sau đó chính bác sĩ đã qua đời vì mắc căn bệnh này (ảnh chụp màn hình Weibo).

Một ví dụ nổi tiếng là bác sĩ Lý Văn Lượng. Đầu tháng 1 năm 2020, bác sĩ Lượng đã bị cảnh sát đe dọa sau khi ông cảnh báo công chúng về virus corona. Bác sĩ Lượng bị bôi nhọ là kẻ “tung tin đồn thất thiệt”. Nhiều ngày sau, vào ngày 20/1, chính quyền Trung Quốc mới công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.

Chính quyền Trung Quốc tiếp tục ngăn cản công dân báo cáo chân thực về tình hình dịch bệnh.

Ông Tạ Yên Ích (Xie Yanyi), luật sư của một trong số 11 công dân bị giam giữ nêu trên, đã bị cấm bào chữa cho thân chủ của mình kể từ tháng 5.

Luật sư Tạ Yên Ích gọi đó là “phiên bản leo thang của vụ Lý Văn Lượng”. Luật sư Tạ Yên Ích cho rằng chính quyền Trung Quốc đang “phạm tội”.

Nhà báo công dân bị trừng phạt vì cung cấp thông tin về Covid-19

Một trường hợp khác là bà Trương Triển (Zhang Zhan), một công dân đã đăng video lên mạng xã hội kể chi tiết mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát Vũ Hán.

Báo phương Tây gọi những người như bà là “nhà báo công dân” (citizen journalist). Nhưng chính quyền Trung Quốc thì kết tội bà 4 năm tù về hành vi gọi là “gây gổ và kích động”.

Bà Trương Triển, nhà báo công dân về dịch Covid-19, bị chính quyền Trung Quốc kết án 4 năm tù (ảnh: Wikimedia Commons).
Bà Trương Triển, nhà báo công dân về dịch Covid-19, bị chính quyền Trung Quốc kết án 4 năm tù (ảnh: Wikimedia Commons).

Trong email gửi Epoch Times, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng: “Một hệ thống các phương tiện truyền thông độc lập và tự do, bao gồm các nhà báo công dân, là điều cần thiết để khiến chính phủ có trách nhiệm hơn, giúp cho tất cả chúng ta an toàn hơn trước các đợt bùng phát và đại dịch có thể xảy ra trong tương lai”.

Từ Khóa: