Hai ngày sau khi Nga ngừng vô thời hạn nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 với lý do là “rò rỉ dầu”, hôm qua (5/9), Nga cuối cùng đã thừa nhận họ đã vũ khí hóa mặt hàng này để phản ứng với việc phương Tây vũ khí hóa tiền tệ. 

Nga không buồn giấu giếm

Điện Kremlin nói rằng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 sẽ không hoạt động trở lại đầy đủ cho đến khi liên minh các nước phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Phát ngôn viên của Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của EU, Anh và Canada dẫn đến việc Nga không cung cấp khí đốt qua đường ống quan trọng Nord Stream 1.

Hãng thông tấn Interfax cho biết: “Các vấn đề về trạm bơm khí nén xảy ra do các lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây đưa ra nhằm vào đất nước của chúng tôi và một số công ty. “Không có lý do nào khác có thể gây ra sự cố bơm này.”

Bình luận của ông Peskov là yêu cầu rõ ràng nhất của Điện Kremlin rằng EU phải gỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Nga nối lại việc cung cấp khí đốt cho lục địa này. 

Tuyên bố cũng xác nhận rằng nước Nga không còn cần phải ‘giả vờ’ rằng họ cần xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu.

Có thể nói, nước này đã có quá đủ nhu cầu ở Trung Quốc và Ấn Độ – hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh để mua dầu giá rẻ của Nga và sẵn sàng cung cấp lại cho châu Âu với giá cắt cổ. 

Hôm thứ Sáu, Gazprom cho biết họ sẽ tạm dừng cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 vì lỗi kỹ thuật, nguyên nhân khiến họ gặp khó khăn trong việc sửa chữa các tuabin do Đức sản xuất ở Canada. Tất nhiên, cái cớ “rò rỉ dầu” nghe nhạt toẹt và khó có thể được châu Âu chấp nhận.

Lấy cớ ‘rò rỉ dầu’ tại một số bộ phận tại trạm khí nén, Nga ngừng cung cấp khí đốt cho EU qua NS1

Để Nga khỏi lấy cớ hạn chế nguồn cung cấp khí đốt, EU đã buộc phải rút lại một số biện pháp trừng phạt đối với Nga, trong đó đã cho phép các tuabin của Nga đem đi sửa chữa tại Canada đã được trả về với ‘khổ chủ”. 

Dù vậy, lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu vẫn ‘nhỏ giọt’ và cuối cùng ngừng hẳn vào ngày 3/9. Các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết không có lý do gì để công ty Gazprom vin cớ ngừng cung cấp khí đốt cho lục địa này, và cáo buộc Nga đã “vũ khí hóa” hoạt động xuất khẩu năng lượng của mình.

Thực tế là Nga vẫn đang cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua các đường ống từ thời Liên Xô (cũ) qua Ukraine bất chấp cuộc xung đột, cũng như đường ống South Stream qua Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trớ trêu là, theo Reuters, người đứng đầu công ty trung chuyển khí đốt Ukraine cho biết Ukraine có thể thay thế “về mặt kỹ thuật” toàn bộ công suất của Nord Stream 1 thông qua điểm vào Sudzha của Ukraine. Nói cách khác, châu Âu lại sẽ phải trả hàng tỷ đô la cho ông Putin cho việc vận chuyển khí đốt của Nga qua ngả Ukraine. 

Nga vẫn đang cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua các đường ống từ thời Liên Xô (cũ) qua Ukraine bất chấp cuộc xung đột (ảnh: Chụp màn hình).

Tất nhiên, mục đích của Nga khá rõ ràng và giờ không buồn giấu giếm hy vọng cuộc khủng hoảng năng lượng đang gia tăng ở châu Âu sẽ làm suy yếu sự ủng hộ của khối này đối với Ukraine. 

Phát ngôn viên của Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov nói: “Rõ ràng là cuộc sống đang trở nên tồi tệ hơn đối với người dân, doanh nhân và công ty ở châu Âu. Tất nhiên, những người dân bình thường ở những quốc gia này sẽ ngày càng có nhiều câu hỏi dành cho các nhà lãnh đạo của họ”.

Nga muốn EU gỡ bỏ lệnh trừng phạt

Theo Politico, lãnh đạo đảng Liên đoàn cực hữu của Ý là ông Matteo Salvini nói rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga không có tác dụng và thực sự gây hại cho Ý, đồng thời đề nghị các nước đồng minh nên xem xét lại cách tiếp cận của họ. 

Phát biểu tại một hội nghị của các nhà lãnh đạo chính trị hôm Chủ nhật ở Lake Como, ông Salvini tuyên bố các lệnh trừng phạt nhằm trừng phạt Moscow vì cuộc xâm lược Ukraine trên thực tế đã giúp ích cho Nga, dẫn đến thặng dư xuất khẩu 140 tỷ USD (kết thúc vào tháng 7/2022). 

Ông Salvini nói: “Chúng ta có phải bảo vệ Ukraine? Vâng. Nhưng tôi không muốn các biện pháp trừng phạt gây hại cho những người áp đặt chúng hơn những người bị lệnh trừng phạt áp lên”.

Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev thậm chí còn tỏ ra rõ ràng hơn phát ngôn viên điện Kremlin, và sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz công bố gói viện trợ trị giá 65 tỷ euro vào Chủ nhật để làm dịu bớt cú sốc của các hóa đơn năng lượng đang tăng cao.  

Ông Medvedev hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cho biết, Đức đã “hành động như là kẻ thù của Nga bằng cách ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow và cung cấp vũ khí cho Ukraine”. “Họ đã tuyên bố cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga Và ông này như thể ngạc nhiên rằng người Đức đang có một số vấn đề nhỏ với khí đốt.”

Tất nhiên, không bên nào sẵn sàng từ chối cách tiếp cận của mình. Ngay sau bình luận của Nga, Chủ tịch Ủy ban EU bà Ursula von der Leyen đã tweet rằng:

“Putin đang sử dụng năng lượng như một vũ khí bằng cách cắt giảm nguồn cung và thao túng thị trường năng lượng của chúng ta”.

“Ông ta sẽ thất bại. Châu Âu sẽ thắng thế”. 

 Bà Van Der Leyen đã đưa ra một số đề xuất cụ thể để giúp EU vượt qua ‘cơn bão’ năng lượng cũng như giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương đối phó với giá năng lượng cao”, bao gồm:

  • Giảm nhu cầu điện (giờ cao điểm)
  • Giới hạn giá khí đốt của Nga
  • Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp dễ bị tổn thương có doanh thu từ lĩnh vực năng lượng
  • Hỗ trợ các nhà sản xuất điện đang đối mặt với những thách thức về thanh khoản liên quan đến sự biến động.

Việc G7 đi tới quyết định giới hạn giá dầu khí của Nga nhằm khiến nước này không còn được hưởng lợi từ giá dầu khí tăng cao trên thế giới, đồng thời bóp nghẹn nguồn tài chính của Nga vận hành bộ máy chiến tranh tại Ukraine. Câu hỏi đặt ra là: Liệu biện pháp này có hiệu quả không? Câu trả lời tất nhiên là không.

Thứ nhất là Nga sẽ không bao giờ đồng ý bán cho những quốc gia giới hạn giá áp đặt giá dầu Nga.

Thứ hai, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không tham gia bởi ngay từ đầu 2 nước này đã công khai từ chối thực hiện áp đặt lệnh trừng phạt của phương Tây đổi với Nga. 

Thứ ba, việc Nga chiết khấu giá cực cao cho cả Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp 2 quốc gia này xuất khẩu dầu khí ngược trở lại cho châu Âu với giá đắt đỏ, nên đồng nghĩa lệnh giới hạn giá dầu Nga của G7 là không có tác dụng.

Ngược lại, việc Nga không bán khí đốt cho các quốc gia áp đặt giá trần cho dầu khí Nga, mà cụ thể là các quốc gia châu Âu, sẽ càng đẩy giá năng lượng tiếp tục lên đỉnh cao mới.

Nó không chỉ làm giảm áp lực mà còn khiến cho cuộc khủng hoảng năng lượng càng thêm trầm trọng, và người dân châu Âu sẽ là nhóm đầu tiên phải gánh chịu hậu quả hóa đơn năng lượng tăng phi mã.

Đó là lý do tại sao tuyên bố của Tổng thống Pháp Macron, kêu gọi giảm 10% việc sử dụng năng lượng của nước này để tránh chia khẩu phần và cắt giảm trong mùa đông này, sẽ không đạt được gì cả và châu Âu sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phân bổ khẩu phần trong vài tháng nữa khi mùa đông đến.

Xem thêm: