Sau những đòn trừng phạt hàng loạt và sâu rộng của phương Tây dành cho Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức ký sắc lệnh khí đốt hoá bằng đồng Rúp. Động thái này ngay lập tức khiến Mỹ phản ứng, tuy nhiên giới quan sát cho rằng, hành động của Mỹ chỉ có tác dụng ngắn hạn. Cú đáp trả của Nga có thể đem lại những hậu quả xấu cho EU, nhưng nó cũng có mặt trái đối với Nga.

Viễn cảnh xung đột giữa Nga và các nước NATO về vấn đề Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Nga cung cấp gần một nửa lượng khí đốt tự nhiên cho châu Âu và một số nhà lãnh đạo lo ngại rằng Moscow có thể thắt chặt dòng chảy năng lượng nếu xung đột bùng phát. Để làm suy yếu đòn bẩy của Nga, chính quyền Biden đang nỗ lực để đảm bảo có thêm các nguồn khác cung cấp khí đốt bổ sung đến châu Âu. Theo Wall Street Journal, Chính phủ Mỹ đang xuất khẩu lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ ra nước ngoài. Các lô hàng xuất khẩu khí đốt của Mỹ ra nước ngoài nhằm giúp EU có thể thay thế nguồn cung cấp của Nga. 

Trong tuyên bố của mình, Chính phủ Mỹ nói sẽ làm việc với các đối tác quốc tế nhằm cung cấp thêm ít nhất 15 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu trong năm nay. Nỗ lực sẽ đảm bảo nhu cầu về khí đốt tự nhiên ít nhất đến năm 2030 cho EU với khối lượng 50 tỷ m3/năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức ký sắc lệnh khí đốt hoá bằng đồng Rúp

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 31/3 cho biết ông đã ký sắc lệnh rằng người mua nước ngoài phải mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 và các hợp đồng sẽ bị chấm dứt nếu họ không được thanh toán bằng đồng rúp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin được mất gì tại Ukraine (ảnh: Wikimedia Commons).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: Wikimedia Commons).

Đây là động thái được cho là cú đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào các ngân hàng, công ty, doanh nhân và quan chức trong Điện Kremlin. Nga đang sử dụng việc xuất khẩu năng lượng là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để vô hiệu hoá các lệnh trừng phạt tài chính mà phương Tây đã áp đặt.x

Hiện tại các công ty và chính phủ phương Tây đã bác bỏ mọi động thái thay đổi đơn vị tiền tệ thanh toán và thay đổi các hợp đồng cung cấp khí đốt. Hầu hết người mua châu Âu cho rằng, họ sẽ tiếp tục sử dụng đồng euro.

Điều này sẽ dẫn tới việc, Nga có thể ngừng cung cấp khí đốt cho những khách hàng không tuân thủ luật chơi do Nga đặt định. Nếu Nga thực thi sắc lệnh này và thực sự ngừng cung cấp khí đốt cho EU trong tương lai, nó sẽ đánh dấu một sự leo thang lớn.

Vậy thì EU sẽ làm thế nào trong cơn khát khí đốt?

Thực tế khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 1/5 tổng năng lượng được sử dụng trên toàn châu Âu. Nó chiếm khoảng 20% ​​sản lượng điện và cũng được sử dụng để sưởi ấm và các quy trình công nghiệp.

Biểu đồ cho thấy châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn xăng dầu từ Nga (ảnh: IENE).
Biểu đồ cho thấy châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn xăng dầu từ Nga (ảnh: IENE).

Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu, khoảng 40% nguồn cung của lục địa này được vận chuyển bằng đường ống từ Nga. Các nhà cung cấp lớn nhất tiếp theo thông qua đường ống là Na Uy (22%), Algeria (18%) và Azerbaijan 9% . Châu Âu cũng nhận được khí đốt tự nhiên được hóa lỏng và vận chuyển bằng tàu biển. 

Tỷ lệ cung cấp khí đốt của Nga cho EU càng cao thì sự phụ thuộc của EU vào Nga càng lớn. Ngay kể cả các quốc gia như Na Uy, Algeria hay Azerbaijan có hoạt động hết công suất cũng không thể bù đắp được lượng khí đốt mà Nga đã cung cấp cho EU. 

Vậy EU còn trông chờ được vào ai? Không ai khác là Mỹ. Trong những tháng gần đây, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của châu Âu từ Mỹ và các nơi khác đã đạt mức kỷ lục khoảng 400 triệu mét khối mỗi ngày. Trong khi đó, một con tàu chở khí hóa lỏng có thể chứa khoảng 125.000-175.000 mét khối khí đốt tự nhiên – đủ năng lượng để sưởi ấm 17 triệu ngôi nhà ở Anh trong một ngày mùa đông.

Tổng thống Joe Biden (giữa) phát biểu qua đường truyền trực tuyến tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ ngày 26/10 (ảnh chụp màn hình Reuters).

Ngay sau động thái của Putin, Nhà Trắng công bố ngày 31/3 về kế hoạch giải phóng trữ lượng dầu lớn nhất trong lịch sử  nhằm giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá dầu. 

Nhà Trắng cho biết rằng trong sáu tháng tới, chính quyền sẽ giải phóng lượng dầu dự trữ trung bình 1 triệu thùng mỗi ngày, với tổng số khoảng 180 triệu thùng.

 Vậy khi Mỹ đã giải phóng kho dự trữ dầu quốc gia, thì liệu có thể giải quyết được cơn khát năng lượng và giá dầu ngừng tăng không?

Thực tế là ngay cả khi mà việc giải phóng trữ lượng dầu chỉ là giải pháp tạm thời.  Mỹ cũng sẽ gặp rủi ro gì khi dồn toàn lực cung cấp dầu cho EU. 

Mỹ đối mặt rủi ro lớn nếu hỗ trợ khí đốt cho châu Âu

Theo Wall Street Journal ngày 30/3, Chính phủ Mỹ đang xuất khẩu lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ ra nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng này đang khiến lượng dự trữ trong nước sụt giảm và đẩy giá năng lượng lên cao.

Việc Mỹ tuyên bố sẽ làm việc với các đối tác quốc tế nhằm cung cấp thêm ít nhất 15 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu trong năm nay. Nỗ lực sẽ đảm bảo nhu cầu về khí đốt tự nhiên ít nhất đến năm 2030 cho EU với khối lượng 50 tỷ m3/năm. Cùng với đó là giải phóng kho dự trữ dầu quốc gia, điều này sẽ dẫn tới thiếu hụt lượng dầu trong kho dự trữ không chỉ với Mỹ và với các kho dự trữ của các quốc gia do lượng cung dầu không đủ khi cấm vận Nga.

Rủi ro thứ 2 chính là: Giá khí đốt tăng cao. Giới phân tích cho rằng việc Mỹ trở thành một trong những nhà xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới đang kéo giá cả tăng lên. 

Ryan Fitzmaurice – chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Rabobank dự đoán trong báo cáo của Wall Street Journal rằng, dự đoán giá khí đốt tiêu chuẩn tại Mỹ sẽ dao động 4,5-6 USD/triệu BTU. Khác với những năm trước, con số này chỉ dao động 2-3,5 USD.

Đồng quan điểm, hầu hết lãnh đạo ngành dầu khí được Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas khảo sát trong tháng này đều dự đoán giá khí đốt tự nhiên sẽ đạt 4-5,5 USD vào cuối năm nay. 

Và giá khí đốt tăng cao kéo theo nhiều chi phí sản xuất, phân bón, bê tông và thép, từ đó góp phần vào lạm phát. Bên cạnh đó, người dân Mỹ sẽ đối mặt với những hóa đơn năng lượng đắt đỏ hơn vào mùa đông.

Mặt khác, còn một yếu tố nữa mà chúng ta cần phải nói tới đó là, việc đưa thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang châu Âu có thể sẽ rất khó khăn, mặc dù Mỹ đã tăng mạnh xuất khẩu trong những năm gần đây. Nhưng Nhiều cơ sở xuất khẩu đã hoạt động hết công suất, và hầu hết các công trình vận chuyển mới vẫn chỉ đang trong giai đoạn lập kế hoạch.

Tờ Fortune trích dẫn thông tin từ Trung tâm khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Họ cho rằng, hầu hết các chuyến hàng năng lượng của Mỹ đã đến châu Âu. Nhưng Ngay cả khi Mỹ có thể vận chuyển nhiều khí đốt hơn đến châu Âu, thì châu lục này có thể sẽ phải chật vật để nhận được nó. Các đầu mối nhập khẩu nằm ở các khu vực ven biển, mà nơi đây lại có khá ít đường ống để phân phối khí hóa lỏng vào sâu bên trong lục địa

Ngay cả khi tất cả các cơ sở của châu Âu đều hoạt động hết công suất, lượng khí đốt có thể sẽ chỉ bằng khoảng 2/3 lượng khí đốt mà Nga cung cấp thông qua các đường ống.

Như vậy để thấy rằng, Biden không thể giúp châu Âu loại bỏ khí đốt của Nga. Việc Mỹ càng lún sâu vào chương trình nghị sự: Nga và Putin là kẻ thù số một và kéo EU vào trong các cơn bão trừng phạt, sẽ làm cho người dân châu Âu, hay ngay cả người dân Mỹ cảm thấy tức giận. Vì túi tiền của họ bị chọc thủng thêm nữa do giá cả tăng, và cuộc sống của họ xáo trộn, vì phải vật lộn với mùa đông lạnh giá. 

Và vấn đề này, tờ Politico đã viết: Mỹ đang trở thành nhà cung cấp Khí hóa lỏng hàng đầu trên thế giới trong năm nay. Nhưng các công ty xuất khẩu Khí hóa lỏng của họ đang hoạt động gần hết công suất, với 80% hàng hóa của họ sẽ đến châu Âu. Tuy nhiên, Mỹ sẽ bù đắp toàn bộ nhu cầu khí đốt.

Điều đáng nói là, việc châu Âu quay lưng lại với Nga diễn ra vào thời điểm mà lượng khí đốt tự nhiên tồn kho của nước này đã ở mức cực kỳ thấp, khiến nước này có ít vùng đệm dự phòng hơn nếu nhu cầu tăng đột biến. Các bể chứa của châu Âu dự kiến ​​sẽ chứa khoảng 1 nghìn tỷ feet khối khí đốt vào giữa năm nay, giảm mạnh so với mức 3 nghìn tỷ feet khối vào cùng thời điểm vào năm 2020, theo dữ liệu từ RBN Energy.

Vậy việc EU cắt giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga có thể làm Nga bị thiệt hại không?

Mặt trái của chính sách vũ khí hoá năng lượng của Nga 

Trong những năm gần đây, Nga đã cấu trúc ngân sách liên bang của mình theo cách cho phép nước này cất giữ 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối – tiền mặt do ngân hàng trung ương nắm giữ bằng các loại tiền tệ khác để sử dụng tùy ý, giống như tài khoản tiết kiệm cá nhân. Các nhà lãnh đạo Nga có thể sử dụng các khoản tiền này để vượt qua bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào hoặc những thay đổi bất ngờ về giá dầu.

Ví dụ, năm ngoái, Điện Kremlin đưa ra mức chi tiêu của mình dựa trên ước tính giá dầu hòa vốn thấp một cách thận trọng là 45 USD / thùng. Cuối cùng, giá dầu năm 2021 trung bình ở mức 71 USD / thùng , mang lại nguồn thu ngân sách khá lớn.

Thông qua chiến lược tài khóa này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tích lũy được kho tàng chiến tranh để chống chọi với bất kỳ vòng trừng phạt mới nào, hoặc thậm chí là mất hoàn toàn doanh thu xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ châu Âu trong một khoảng thời gian.

Tuy nhiên, bất kỳ động thái nào của Nga nhằm cắt xuất khẩu khí đốt sang châu Âu có thể gây ra những hậu quả lâu dài hơn. Putin có thể đã hy vọng rằng sự hiểu biết của ông về khí đốt tự nhiên và mức giá cao mà nó gây ra , sẽ thuyết phục người châu Âu rằng khí đốt của Nga là rất quan trọng và không thể dễ dàng thay thế bằng năng lượng tái tạo. Nhưng nó vẫn có kẽ hở trong chiến thuật này. Đó là nó có thể đã tạo ra một sự thiếu tin tưởng về hợp tác lâu dài đối với Nga, từ đó khiến trục quay của châu Âu nhanh chóng chuyển hướng đến việc triển khai khai thác gió ngoài khơi , các trung tâm hydro ở Châu Âu-Bắc Phi và Khí hóa lỏng của Mỹ .

Gazprom , công ty Nga có lượng xuất khẩu khí đốt lớn nhất sang châu Âu, cũng có thể sa vào hàng loạt các vụ kiện và các khoản phí phạt cao do vi phạm các cam kết hợp đồng. Điều đó có thể ảnh hưởng đến người dân Nga, những người cũng dựa vào thu nhập từ khả năng thanh toán của Gazprom.

Từ Khóa: