Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cũng là ngày đánh dấu cột mốc học sinh chuyển sang nghỉ hè sau hai kỳ học. Là ngày được tổ chức cho các em liên hoan vui chơi; sau một năm đèn sách miệt mài. Chúng ta cùng tìm hiểu về ngày lễ đặc biệt này.
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt; cả thế giới đang phải chống lại dịch Covid19. Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ khi dịch bùng phát trở lại. Các hoạt động vui chơi kỷ niệm đông người không được phép tổ chức.
Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa ngày Quốc tế Thiếu nhi 1.6
Ngày Quốc tế Thiếu nhi có lịch sử ra đời rất đặc biệt; nó là ngày Tết dành riêng cho trẻ em. Các em không chỉ được nhận những lời chúc đầy yêu thương của ông bà, cha mẹ, người thân; mà còn được nhận những món quà đặc biệt. Đối với các bậc cha mẹ thì đây cũng nhân dịp thể hiện tình yêu thương dành cho các con; thông qua những lời chúc và món quà.
Lịch sử ra đời của ngày Quốc tế Thiếu nhi bắt nguồn từ một câu chuyện đau lòng. Vào rạng sáng 1.6.1942; phát xít Đức bao vây làng Lidice (Tiệp Khắc cũ, nay là Cộng hòa Séc), đã bắt đi 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Trong đó 66 người đã bị sát hại; và 104 em thiếu nhi bị đưa vào trại tập trung; có 88 em bị chết trong các phòng hơi độc; và 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho phát xít.
Hai năm sau ngày 10.6.1944; phát xít Đức lại bao vây thị trấn Oradour (Pháp); dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em. Sau đó phát xít Đức đã phóng hỏa đốt nhà thờ; khiến những người bên trong thiệt mạng.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội bị phát xít Đức sát hại nhẫn tâm; vào năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1.6 hàng năm làm ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Quyết định này nhằm yêu cầu Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống của thiếu nhi. Quyết định yêu cầu giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục; bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.
Những quốc gia thường xuyên kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi
Từ năm 1950; ngày 1.6 hàng năm trở thành ngày Tết của thiếu nhi. Trên thực tế, phần lớn nó được kỷ niệm ở những nước theo chế độ Chủ nghĩa xã hội trước đây; và Việt Nam tiếp tục duy trì ngày 1.6 là ngày Quốc tế thiếu nhi.
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới; và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em. Đó là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em; dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.
Xem thêm: