Site icon MUC News

Nghị quyết lịch sử thứ ba: Tập Cận Bình muốn các nước láng giềng có chung vận mệnh với Trung Quốc

Nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ ý muốn đưa các nước láng giềng vào chung vận mệnh với Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Twitter).

Nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ ý muốn đưa các nước láng giềng vào chung vận mệnh với Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Twitter).

Giới chức Trung Quốc mới đây đã thông qua nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó, một nội dung của nghị quyết là nhấn mạnh ý muốn đưa người dân các nước láng giềng vào chung vận mệnh với người Trung Quốc.

Theo Asia Times, “Nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vạch ra kế hoạch của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm cải tổ quân đội của đất nước, tăng cường sức mạnh trên biển, hình thành mối quan hệ bền chặt hơn với các nước láng giềng và cuối cùng là ‘thống nhất’ Đài Loan với đại lục”.

Văn bản cuối cùng của nghị quyết lịch sử thứ ba , được thông qua tại Phiên họp toàn thể lần thứ sáu của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ lần thứ 19 vào ngày 11/11. Văn bản này đã được công bố công khai vào chiều thứ Ba (16/11) theo giờ Bắc Kinh. sau khi ông Tập và Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức một cuộc họp trực tuyến kéo dài ba giờ vào buổi sáng.

Theo Asia Times, việc trì hoãn công bố văn bản cuối cùng của nghị quyết đã gây ra một số suy đoán rằng văn bản này quá gây tranh cãi. Tuy nhiên cũng có một số nhà bình luận cho rằng việc trì hoãn là nhằm tránh làm cản trở cuộc họp giữa ông Tập và ông Biden.

Tuyên bố của nghị quyết có khả năng mở đường cho ông Tập kéo dài giữ thêm một nhiệm kỳ thứ ba (5 năm).

Ông Joseph Cheng, cựu giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết ĐCSTQ muốn đưa ra nghị quyết vào thời điểm quan hệ Trung – Mỹ đang có dấu hiệu cải thiện. Ông Cheng cho biết đây có lẽ là thời điểm tốt nhất để công bố toàn văn tài liệu ngay sau cuộc gặp Tập – Biden.

Ông Lew Mon-hung, một doanh nhân Hồng Kông và là cựu thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), nói rằng thật nhẹ nhõm khi nghị quyết lịch sử thứ ba không khôi phục Cách mạng Văn hóa. Nhiều doanh nhân lo ngại rằng ông Tập sẽ tung ra một cuộc vận động tương tự nhắm vào họ để thúc đẩy chiến dịch “thịnh vượng chung”.

Nghị quyết của ĐCSTQ có ghi: “Nó sẽ tiến hành các cuộc đấu tranh liên quan đến Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng và Biển Đông và đẩy nhanh việc xây dựng cường quốc hàng hải nhằm bảo vệ hiệu quả an ninh quốc gia”.

Nghị quyết cũng cho biết “giải quyết các vấn đề Đài Loan và hiện thực hóa việc thống nhất với Trung Quốc” là sứ mệnh lịch sử của ĐCSTQ.

Nghị quyết cũng nhắc lại ĐCSTQ muốn người dân các nước láng giềng có “chung vận mệnh” với người dân Trung Quốc.

Trước đó, nhà nghiên cứu Tang Jingyuan từng cảnh báo việc ông Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng khiến các nước có chung vận mệnh với Trung Quốc. Ông Tang nói: “Cộng đồng quốc tế cần phải nhận rõ sự tà ác của ĐCSTQ và hiểu rõ rằng ĐCSTQ không thể đại diện cho Trung Quốc cũng như nhân dân Trung Quốc. Chỉ khi đó, [thế giới tự do] họ mới biết cách tự bảo vệ mình khỏi những lời nói dối và đe dọa của ĐCSTQ”.