Dù có lợi thế về thể hình và liên tục dùng mỏ quắp lông gà trống trước, nhưng ngỗng vẫn chịu thua trước các đòn tấn công của đối thủ.
Mới đầu gà ngỗng lợi thế vì lớn hơn, liên tục dùng mỏ quắp vào lông gà trống; còn gà trống liên tục nhảy lên cao hòng lật ngược tình thế nhưng không được.
Sau một lúc giằng co nhưng ngỗng vẫn không hạ được gà trống thế là bỏ đi. Tuy nhiên gà trống vẫn không chịu bỏ cuộc đã đuổi theo nhảy lên “tung cước” vào ngỗng.
Mời quý độc giả xem video:
Xem thêm một số giống ngỗng cao sản, cho năng suất thịt, trứng cao gồm:
Ngỗng Reinland là loại ngỗng nhà có nguồn gốc từ vùng Reinland của Đức. Ngỗng có lông màu trắng tuyền.
Ngỗng Hunggary được hình thành từ giống ngỗng địa phương với giống ngỗng sư tử Trung Quốc. Đời con cho màu lông xám và lông trắng. Người ta còn dùng giống ngỗng này để sản xuất gan.
Ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Ngỗng có hai loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp. Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao.
Ngỗng xám là con lai giữa ngỗng cỏ/ngỗng sen với các giống ngỗng khác như ngỗng sư tử Trung Quốc, ngỗng Rheinland. Có ba loại màu: lông màu xám có loang trắng từ cổ tới bụng, chân, mỏ màu xám, lông xám hoàn toàn, mỏ có đốm trắng, ống chân vàng, bàn chân xám; lông xám có loang trắng, da chân màu vàng hoặc xám.
Ngỗng Trung Quốc là giống ngỗng bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Xiberi. Ngỗng có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to nhưng thịt màu hơi trắng.
Có thể bạn quan tâm: