Không ít người vẫn quen hình dung giáo dục như một tấm lưới – để chọn lọc, phân loại, giữ lại những học sinh “ngoan”, “giỏi”, và loại trừ những “cá biệt”, “khó bảo”. Nhưng giáo dục đích thực không nên là một tấm lưới sàng lọc. Nó phải là một mái lưới đủ rộng, đủ chắc để ôm trọn cả những tâm hồn đang loay hoay tìm chỗ bấu víu. Người thầy và chiếc giường gấp chính là điển hình cho tinh thần ấy – giản dị, nhưng đủ để thay đổi cả một đứa trẻ từng bị cho là “không thể cảm hóa”.
- Người Thầy giáo – Mắt xích giữa ba thời đại
- Cổ phục Việt bùng nổ trở lại thành xu hướng giới trẻ
- Những đứa trẻ nhớ tiền kiếp và bài học lớn cho giáo dục hiện đại
Một cậu học trò nghịch ngợm và nỗi băn khoăn của người thầy
Năm học 2012–2015, thầy được phân công giảng dạy tại một trường trung học cơ sở chất lượng cao ở ngoại thành. Trường mới, nề nếp tốt, có tổ chức bán trú để học sinh ở xa ăn trưa và nghỉ lại tại trường. Với học sinh ở gần, gia đình có thể đón về, nhưng thực tế không phải gia đình nào cũng có điều kiện sắp xếp.
Trong khóa đầu tiên, thầy gặp một học trò khiến mình nhớ mãi. Em là cậu bé gầy nhỏ, lanh lẹ nhưng nghịch ngợm quá đà. Giờ nghỉ trưa, khi các bạn đã yên giấc, em vẫn chạy nhảy khắp phòng, náo động và khó kiểm soát. Dù thầy cô nhắc nhở, em vẫn không chịu ngủ. Mọi nỗ lực của các giáo viên đều không hiệu quả.
Có ý kiến đề xuất cho em về nhà buổi trưa để “giảm phiền”. Nhưng thầy biết rõ: nhà em cách trường 6km, đường đông xe tải, cha mẹ đi làm cả ngày, không có người đưa đón. Nếu ép em về, vừa phiền hà cho gia đình, vừa nguy hiểm cho em. Thầy không muốn từ bỏ một đứa trẻ chỉ vì em quá hiếu động. Thầy hiểu: đôi khi đằng sau sự nghịch ngợm là lời kêu cứu âm thầm về một khoảng trống nào đó.
Người thầy và chiếc giường gấp – quyết định không giống ai
Sau nhiều đêm suy nghĩ, thầy quyết định dành riêng cho em một chiếc giường gấp – đặt trong phòng giáo viên, ngay sát bàn làm việc của mình. Thầy muốn thử một cách khác: tạo cho em một không gian riêng, một góc tĩnh lặng đủ an toàn để em có thể học cách nghỉ ngơi.
Hằng ngày, sau bữa trưa, thay vì về phòng nghỉ tập thể, em được thầy đưa về phòng giáo viên. Những ngày đầu, em vẫn nằm không yên, chốc chốc lại ngồi dậy nhìn thầy dò xét. Thầy không mắng, chỉ nhẹ nhàng bảo: “Nằm xuống đi con, thầy cũng đang nghỉ.” Có hôm, thầy giả vờ ngủ để em bắt chước. Cứ thế, kiên nhẫn và đều đặn, thầy lặp lại mỗi ngày.
Một tuần, rồi hai tuần – em dần quen với không khí yên tĩnh. Và rồi một ngày – em ngủ thật sự. Một giấc ngủ sâu, bình yên. Với thầy, đó là dấu mốc quan trọng – không phải vì em đã ngủ, mà vì em bắt đầu cảm thấy an toàn.
Khi niềm tin nảy mầm và một đứa trẻ biết lớn lên
Từ đó, mỗi trưa là một “nghi thức”: em tự giác đến phòng thầy, trải chiếu, gấp chăn, nằm đúng vị trí quen thuộc. Không lời nhắc, không thúc ép. Ánh mắt em lặng lại—ánh mắt của đứa trẻ bắt đầu tin tưởng.
Qua hai năm, em thay đổi hoàn toàn: từ nghịch phá, khó bảo thành ngoan ngoãn; học lực tiến bộ, hòa đồng với bạn bè. Em trở thành học trò được thầy cô yêu quý—không chỉ vì điểm số; mà vì nghị lực tự thay đổi.
Trong hành trình đó; hình ảnh Người thầy và chiếc giường gấp đã trở thành biểu tượng thầm lặng cho một phương pháp giáo dục không loại trừ—kiên trì; thấu cảm và trao cơ hội.
Ngày tốt nghiệp lớp 9, mẹ em đến bắt tay thầy, đôi mắt hoe đỏ:
“Gia đình tôi không có điều kiện gần gũi, dạy dỗ con như thầy. Cảm ơn thầy đã không bỏ rơi cháu.”
Chiếc giường gấp vẫn nằm gọn nơi góc phòng – không còn là vật dụng đơn thuần; mà là biểu tượng của một hành trình lặng thầm: nơi một đứa trẻ học được cách yên lòng; và một người thầy học được giá trị của sự chờ đợi, của lòng yêu thương không điều kiện.
Người thầy và chiếc giường gấp – Lời nhắc nhở về giáo dục đích thực
“Dạy học thì không phân biệt, không loại trừ ai; không có học trò nào mà thầy không dạy.”
“Giáo dục không phải là tấm lưới rách toang để gạn lọc những kẻ tài năng; bỏ rơi những ‘cá biệt’. Mà phải là tấm lưới dệt khít, ôm trọn tất cả – không phân biệt thân thế, không khước từ ai.”
Chiếc giường gấp trong phòng thầy không đơn thuần là nơi cho em ngủ trưa; mà là minh chứng sống động cho triết lý Hữu giáo vô loại; vô tài bất giáo: thầy không phân loại, không bỏ rơi; mà dành trọn niềm tin vào khả năng thay đổi của trò. Bằng tấm lòng kiên nhẫn; thầy cho em không gian an toàn để được yên—lần đầu tiên trong đời em cảm nhận “mình xứng đáng được chờ”.
Khi giáo dục được đặt trên nền tảng của lòng tin và sự thấu cảm; những đứa trẻ từng bị gán mác “cá biệt” sẽ tìm thấy động lực tự vươn lên. Bởi lẽ, chỉ có mảnh đất được ươm mầm bằng tình thương và niềm tin; mới có thể hé lộ những mầm thiện tính tiềm ẩn.
Người thầy và chiếc giường gấp không chỉ là một câu chuyện nhỏ; mà là lời nhắc thiết tha: giáo dục đích thực bắt đầu từ việc dạy học không loại trừ; và kiên trì dẫn dắt mọi tâm hồn đến lúc tỏa sáng.