Site icon MUC News

Người tiêu dùng thông minh quay lưng với hàng giả: Xu hướng tất yếu của thị trường hiện đại

Người tiêu dùng quét mã QR để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. (Ảnh: Báo Công Thương)

Vụ dầu ăn Ofood khiến người tiêu dùng Việt bàng hoàng khi phát hiện dầu chăn nuôi được “phù phép” thành thực phẩm. Sau cú sốc, người tiêu dùng thông minh ngày càng chiếm ưu thế, lựa chọn an toàn thay vì giá rẻ, từng bước loại bỏ hàng kém chất lượng, tạo ra xu hướng mới trên thị trường thực phẩm Việt Nam đầu năm 2025.

Hàng giả không còn là “giải pháp tiết kiệm”

Trước đây, không ít người chấp nhận hàng giả như một cách “giảm chi phí tạm thời”. Nhưng giờ đây, khi thiệt hại sức khỏe và niềm tin ngày càng trở nên rõ ràng, thói quen tiêu dùng đang dịch chuyển mạnh mẽ.

Theo báo cáo NielsenIQ (2024), 78% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm chất lượng cao và 64% ưu tiên sản phẩm mang lại trải nghiệm đặc biệt; như tại nhà hàng hoặc khách sạn. Điều đó cho thấy người tiêu dùng hiện đại không còn lựa chọn dựa trên giá cả đơn thuần; mà quan tâm đến chất lượng và giá trị dài hạn.

Người tiêu dùng thông minh lựa chọn sản phẩm kỹ lưỡng tại siêu thị. (Ảnh: Freepik)

Người tiêu dùng thông minh: Biết bảo vệ mình trước khi đòi hỏi thị trường

Người tiêu dùng thông minh không chỉ cân nhắc giá cả, mà chủ động tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm, quét mã QR, đọc đánh giá; chọn nơi bán uy tín và thậm chí phản hồi lại với nhà cung cấp. Họ không mua vì rẻ, mà mua vì thấy rõ giá trị.

Xu hướng này được củng cố bởi số liệu từ PwC (2024): 94% người tiêu dùng Việt Nam nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu và ưu tiên sản phẩm có tính bền vững, minh bạch. Họ đang đặt yếu tố nguồn gốc, trách nhiệm xã hội và độ tin cậy lên hàng đầu; qua đó góp phần tạo ra áp lực buộc doanh nghiệp phải sản xuất minh bạch, kinh doanh có trách nhiệm.

Không chỉ cá nhân – Người tiêu dùng trở thành một cộng đồng đồng hành

Vụ dầu Ofood còn cho thấy một điểm mới: người tiêu dùng không còn đơn độc. Họ chia sẻ thông tin, cảnh báo người thân, đăng tải hình ảnh nhãn mác sản phẩm đáng nghi, thậm chí lập hội nhóm “tẩy chay hàng giả” trên mạng xã hội. Những người tiêu dùng hiểu biết đang tạo thành cộng đồng có sức ảnh hưởng lớn.

Số liệu từ Cimigo (2024) cũng chỉ ra rằng 82% người Việt ưu tiên mua hàng sản xuất trong nước nếu được lựa chọn. Đặc biệt, 80% người được hỏi sẵn sàng trả thêm để mua sản phẩm thân thiện với môi trường; phản ánh tư duy tiêu dùng không chỉ vì bản thân, mà còn hướng tới xã hội.

Người tiêu dùng chọn mua trái cây cẩn thận tại siêu thị. (Ảnh: VnExpress)

Hàng giả vẫn có đất sống khi còn người chấp nhận thỏa hiệp

Dù xu hướng đang thay đổi, nhưng cần thẳng thắn nhìn nhận; hàng giả vẫn có thể tồn tại nếu người tiêu dùng tiếp tục dễ dãi. Tâm lý “dùng tạm”, “giá rẻ là được” vẫn âm ỉ ở một bộ phận không nhỏ. Nhưng chính khi cộng đồng người tiêu dùng thông minh ngày càng lớn mạnh; khi họ sẵn sàng từ chối sản phẩm thiếu minh bạch, thì hàng giả sẽ ngày càng bị cô lập. Trong môi trường đó, hàng thật giành lại thế chủ động; hàng giả rơi vào thế yếu và tự đánh mất chỗ đứng.

Người tiêu dùng thông minh là lực lượng kiến tạo

Cuộc chiến chống hàng giả không chỉ nằm trong tay cơ quan chức năng. Chính hành vi tiêu dùng mỗi ngày – lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng; phản ánh hành vi gian lận, chia sẻ thông tin thật – là cách để người tiêu dùng định hình lại thị trường.

Báo cáo từ Kantar Việt Nam (2024) cũng xác nhận rằng người tiêu dùng đang ưu tiên các sản phẩm thiết yếu và giảm chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ. Sự dịch chuyển đó không chỉ là phản ứng trước khó khăn kinh tế; mà còn là minh chứng cho hành vi mua sắm ngày càng thực tế; bền vững và có trách nhiệm hơn.

Vụ dầu ăn Ofood chỉ là một trong nhiều hồi chuông cảnh báo; nhưng nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự thức tỉnh trong cộng đồng tiêu dùng. Người tiêu dùng thông minh – với khả năng nhận biết rủi ro; hành động tỉnh táo và trách nhiệm xã hội; đang trở thành nhân tố trung tâm của thị trường hiện đại. Khi mỗi hành vi mua hàng gắn liền với lựa chọn giá trị thật; hàng giả sẽ không còn cơ hội tồn tại. Và chính từ đó, một thị trường minh bạch, an toàn và bền vững sẽ dần hình thành.