Trong những năm cầm quyền của mình, Thủ tướng Shinzo Abe đã nỗ lực thúc đẩy chính sách thân thiện với Nga. Tuy nhiên, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Kishida đã lật đổ chiến lược của ông cựu thủ tướng Shinzo Abe. Giới phân tích cho rằng, đây là sai lầm chiến lược khi Nhật Bản lựa chọn đứng về phía Hoa Kỳ chống lại Nga. 

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiểu Tổng thống Nga Putin như thế nào?

Chúng ta biết rằng, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phạm 1 sai lầm chiến lược. Ông ấy coi hạ gục Nga và Putin là trọng tâm của chương trình  nghị sự. Trong khi Hoa Kỳ , NATO và các đồng minh của họ tập trung chú trọng vào Nga, thì một con hổ tham lam có dã tâm là Trung Quốc đã bị rơi vào quên lãng. Trung Quốc đáng ra phải là trọng tâm chiến lược toàn cầu. Ngay cả Nhật Bản cũng bị kéo vào vòng xoáy căng thẳng ở Đông Âu, vào thời điểm mà Tokyo và Moscow đang làm việc cùng nhau để giải quyết những khác biệt song phương và thành lập một liên minh chống lại Trung Quốc. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 29/6/2019 bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 (ảnh: Điện Kremlin).
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 29/6/2019 bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 (ảnh: Điện Kremlin).

Chính sách đối ngoại thảm khốc của Joe Biden cuối cùng đã đưa Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Trong tình thế này, Nga phải đón nhận Trung Quốc vì tình thế ép buộc như vậy chứ không phải là sự lựa chọn. Trung Quốc là một đối tác thương mại to lớn của Matxcova, và vào thời điểm mà Hoa Kỳ thực hiện sứ mệnh hủy hoại nền kinh tế Nga – thì Trung Quốc sẽ là người đóng vai trò bảo vệ nền kinh tế Nga. 

Hoa Kỳ đã đẩy 2 đối thủ luôn bằng mặt mà không bằng lòng, 2 đối thủ nặng ký về cùng 1 phe. Và trong một cuộc phỏng vấn với Japan Today, cựu Thủ tướng Shinzo Abe gần đây đã nói: “Tôi nghĩ Nhật Bản nên sử dụng ngoại giao để cắt đứt các nỗ lực phối hợp giữa Trung Quốc và Nga, đồng thời tiến tới cải thiện quan hệ với Nga”.

Ngày 3/12/2013, ông Joe Biden (khi đó là Phó Tổng thống My) phát biểu bên cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ).
Ngày 3/12/2013, ông Joe Biden (khi đó là Phó Tổng thống My) phát biểu bên cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ).

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thiết lập một liên minh với Trung Quốc vì tình thế ép buộc. Ông Putin không muốn mất quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc và tất nhiên ông Shinzo Abe biết điều này. Vì vậy, phương án thay thế mà cựu Thủ tướng Nhật Bản đưa ra khá đơn giản.

Thay vì tập trung vào Ukraine, Nhật Bản cần phải lo lắng hơn nhiều về khu vực lân cận và sự ổn định ở đó. Nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc không được kiềm chế và Bắc Kinh có được một người bạn tầm cỡ và quy mô như Nga – thì các lợi ích an ninh của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Nga và Nhật Bản đang nỗ lực giải quyết tranh chấp của họ đối với quần đảo Kuril. Họ cũng quan tâm đến việc tăng cường hợp tác song phương. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine đã đảo ngược tất cả những gì đạt được trong vài tháng qua.

Theo cựu Thủ tướng Shinzo Abe, Tokyo cần bắt đầu quá trình làm cho Nga biết rằng họ có một người bạn khác là Nhật Bản. Tức là, Nhật Bản sẽ cho Nga thấy sự tin tưởng và sự đảm bảo có thể giúp nền kinh tế Nga đứng vững mà không cần phải hợp tác với Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 5/6/2019 (ảnh: Điện Kremlin). Giới quan sát cho rằng cuộc chiến của Nga tại Ukraine gây thiệt hại lớn cho sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 5/6/2019 (ảnh: Điện Kremlin).

Nga sẽ làm cho Trung Quốc phá sản ngay khi có cơ hội đầu tiên. Nga có mọi thứ, nhưng thiếu tiềm lực kinh tế. Nga cần một nền kinh tế mạnh ở bên cạnh mình. Và nếu Nhật Bản đảm bảo rằng Nga có thể tin tưởng 1 người bạn là Nhật Bản, thì Nga cũng sẽ không cần Trung Quốc. Ông Putin sẽ làm Trung Quốc sụp đổ mà không cần chớp mắt, và Tokyo sẽ nổi lên như một mỏ neo đáng gờm cho sự ổn định ở Ấn Độ Dương.

Điều thú vị là, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng phản đối chính quyền Biden. ông Abe nói, đây có lẽ là một sai lầm về mặt chiến lược ngoại giao. Sự ổn định của cộng đồng thế giới được duy trì với sức mạnh quân sự áp đảo của Hoa Kỳ, nhưng họ cũng lo lắng rằng họ có thể bị trả đũa bằng cách lệnh trừng phạt bất kỳ khi nào.

Qua cuộc phỏng vấn này, ông Abe thực sự đang báo hiệu cho chính phủ hiện tại ở Tokyo rằng Joe Biden không phải là người đáng tin cậy. Do đó, Nhật Bản cần thiết lập mối quan hệ độc lập với Nga, và không để chính quyền Biden cản trở điều tương tự. Một liên minh Trung-Nga cần phải được ngăn chặn bằng mọi giá và Nhật Bản cần làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng mối quan hệ giữa Matxcơva và Bắc Kinh sớm kết thúc.

Ông Joe Biden trong một bức ảnh chụp ngày 18/1/2020 (ảnh: Gage Skidmore/Wikimedia Commons). Ông Biden hôm 28/8/2021 thông báo các tướng lĩnh của ông nói rằng khả năng sắp có cuộc tấn công khủng bố tại Afghanistan trong ít giờ tới.
Ông Joe Biden trong một bức ảnh chụp ngày 18/1/2020 (ảnh: Gage Skidmore/Wikimedia Commons).

Tuy nhiên, Nhật Bản dưới thời của Thủ tướng Kishida với chính sách  chống Nga đã hoàn toàn làm ngược lại.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida đang phạm sai lầm theo ông Biden chống Nga

Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Nhật Bản đã lựa chọn đứng cùng hãng ngũ với Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Nhật Bản đã tuyên bố rằng Tokyo sẽ không ở chế độ chờ nếu Nga tấn công vào Kyiv và sẽ cùng các nước G7 áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 22/3 cho biết việc Nga công nhận hai khu vực thuộc lãnh thổ Ukraine là 2 quốc gia độc lập là “không thể chấp nhận được và vi phạm luật pháp quốc tế”. Thủ tướng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cho biết: “Nhật Bản đã sẵn sàng cho một phản ứng mạnh mẽ có thể bao gồm các lệnh trừng phạt.”

Như vậy có thể thấy, lập trường cứng rắn của chính quyền Kishida đối với Matxcơva mâu thuẫn với nỗ lực quan hệ hợp tác của cựu Thủ tướng Shinzo Abe và chính sách lâu dài của ông là kết thân với Nga để lật đổ giấc mộng bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. Nếu như ông Abe đã dành thời gian của mình khi còn tại nhiệm để hàn gắn mối quan hệ với Nga, thì hiện nay chính quyền ông Kishida đang phá huỷ những đường lối chiến lược đó.

Vì vậy, chính sách mới về nước Nga của Kishida, dường như bị ảnh hưởng nặng nề bởi Joe Biden, chắc chắn sẽ khiến ông ấy đối đầu với Shinzo Abe. Mà ông Abe vẫn là người có ảnh hưởng lớn đối với phe lớn nhất trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền.

Do đó, sai lầm trong chính sách đối ngoại này rất có thể khiến Kishida mất ghế và đánh chìm vận mệnh chính trị của ông ta. 

Ông Fumio Kishida khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tại Hội nghị các ngoại trưởng G20 ở Bonn ngày 16/2/2017 (ảnh: Bộ Ngoại giao Nhật Bản).
Ông Fumio Kishida khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tại Hội nghị các ngoại trưởng G20 ở Bonn ngày 16/2/2017 (ảnh: Bộ Ngoại giao Nhật Bản).

Hậu quả không chỉ dừng lại ở đó, nếu quan sát trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy, Nhật Bản nằm ở giữa của 2 quốc gia lớn: Nga và Trung Quốc. Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ mâu thuẫn từ trong lịch sử, giờ đây Nhật Bản lại đối đầu với Nga. Điều này khiến Nga hoặc có thể làm ngơ trước cuộc tấn công của Trung Quốc vào Nhật Bản, hoặc hợp tác với Trung Quốc để tạo thế gọng kìm bóp nghẹt Nhật Bản. Như vậy, chính sách của ông KiShida đã gây những bất lợi đối an ninh quốc gia Nhật Bản. Và dấu hiệu Nga tạm dừng đàm phán hiệp ước hòa bình Nhật-Nga là tín hiệu cảnh báo đối với chính quyền Kishida. 

Các chính sách của Kishida không chỉ phá hủy vị thế địa chính trị của Nhật Bản mà còn trở nên bất lợi cho an ninh năng lượng của Nhật Bản . Nếu Nhật Bản bị buộc phải rời khỏi dự án phát triển dầu khí ở đảo Sakhalin, thì đây một động thái có khả năng gây hại cho quốc gia châu Á khan hiếm năng lượng này. Vì dự án có tên gọi là LNG Sakhalin-2, nằm ở vùng Viễn Đông của Nga, sản xuất 10 triệu tấn nhiên liệu mỗi năm, trong đó Nhật Bản nhận khoảng 60% sản lượng. Hầu như tất cả lượng nhiên liệu nhập khẩu của Nhật Bản từ Nga đều đến từ nguồn này.  

Bất chấp những lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, có vẻ như Thủ tướng Kishida đã hoàn toàn từ chối ông và thay vào đó, ông ấy đi theo Biden và tin tưởng Biden. Điều này không chỉ khiến lạm phát ngày càng gia tăng, mà nền kinh tế Nhật Bản có thể trên đỉnh của một đợt suy thoái nghiêm trọng hơn trong tương lai gần. Và nếu chúng ta xem xét sự phát triển hiện tại, có vẻ như Nhật Bản đang phải đối mặt với các vấn đề về cả kinh tế và chính sách đối ngoại. 

Nhật Bản là một quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu, đang phải đối mặt với sức nóng của căng thẳng quân sự gia tăng ở Ukraine vì giá dầu thô và khí đốt tăng cao. Vì vậy, đứng từ góc độ nhà lãnh đạo đất nước để đảm bảo lợi ích của mình, Nhật Bản phải ngay lập tức thoát khỏi  cuộc chơi của đảng Dân chủ Mỹ, không thể đứng cùng và tin tưởng vào chính quyền Biden. Nhật Bản cần đặt lợi ích của mình lên trên. Điều này sẽ không chỉ giúp ích cho sự nghiệp chính trị của Kishida mà còn cứu nền kinh tế Nhật Bản khỏi bị tàn phá bởi chính quyền đảng Dân chủ của Hoa Kỳ.