Để tạo nền tảng cho tiếp xúc giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình; các cuộc gặp cấp cao Mỹ – Trung được triển khai. Trong cuộc gặp tại Alaska vào tháng 3; hay ngay trong chyến thăm lần đầu của quan chức chính quyền Biden đến nước này; Trung Quốc đã lập tức phủ đầu họ với ngoại giao chiến lang. Liệu Trung Quốc ảo tưởng sức mạnh hay đang toan tính điều gì khác?
Theo The Epoch Times; Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman gặp người đồng cấp Trung Quốc Tạ Phong vào ngày 26/7; trước khi gặp Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Bà Sherman là quan chức cấp cao nhất của chính quyền Biden đến thăm Trung Quốc sau một thời gian dài.
Chính quyền Trung Quốc lập tức áp dụng ngoại giao chiến lang và “dội bom” vào bà Sherman; với những lời phàn nàn và cáo buộc trong chuyến thăm trực tiếp này.
Trung Quốc ngoại giao chiến lang, đổ lỗi cho Mỹ
Trong cuộc gặp với Thứ trưởng Sherman; ông Tạ Phong đã đổ lỗi cho Mỹ như “hạ bệ Trung Quốc” và “đổ lỗi cho Trung Quốc về các vấn đề cơ cấu của họ”. Ông Tạ Phong nói rằng Hoa Kỳ nên “thay đổi tư duy sai lầm của mình”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc Hoa Kỳ tham gia vào “ngoại giao cưỡng bức”. Ông nói rằng Bắc Kinh “chưa bao giờ ép buộc bất kỳ quốc gia nào.”
Sau cuộc họp; ông Tạ Phong nói với truyền thông địa phương rằng Trung Quốc đã cung cấp cho phía Hoa Kỳ hai danh sách; (1) chi tiết “những hành động sai trái” của Hoa Kỳ; (2) những lo ngại của Trung Quốc về một số trường hợp nhất định.
Trong danh sách này; Bắc Kinh yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và hạn chế thị thực đối với các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc; đồng thời rút lại yêu cầu dẫn độ đối với Mạnh Vãn Châu – Giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc).
Trung Quốc từng sử dụng ngoại giao chiến lang nhằm lấn át Mỹ
Cuộc hội đàm lần này gợi nhớ đến giọng điệu trơ trẽn của các quan chức Trung Quốc; trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên ở Alaska vào tháng 3. Nó được gọi là ngoại giao chiến lang; khi chính quyền Biden nỗ lực một vòng “tương tác” mới với Trung Quốc.
Tại cuộc họp ông Dương Khiết Trì đả kích và cáo buộc phái đoàn Hoa Kỳ nạn phân biệt đối xử với người thiểu số và nền dân chủ tại Mỹ.
Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang Chang cho biết: “Rõ ràng là Trung Quốc hiện không có tâm trạng cho các cuộc thảo luận thực chất, ngoài việc mong chờ sự thay đổi của Mỹ”.
Trung Quốc ảo tưởng sức mạnh hay toan tính gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn đảng này ‘tồn tại mãi mãi’, nắm quyền mãi. Đồng thời, họ muốn đưa Trung Quốc thành siêu cường số một trên thế giới thay thế Mỹ và phương Tây trên nhiều phương diện.
Tham vọng toàn cầu của Tập Cận Bình
Trung Quốc đã có một loạt hành động hung hăng, ỷ vào sức mạnh để vi phạm luật pháp quốc tế như: Ban hành luật an ninh quốc gia Hồng Kông; xây dựng đảo nhân tạo, bồi đắp trên Biển Đông; tăng áp lực với Đài Loan; đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới Ladakh; trả đũa Úc bằng cấm vận thương mại vì nước này…
Bài xã luận của Le Point, Pháp nhận định: Hành vi như vậy nằm trong chiến lược dài hạn nhằm chiếm lĩnh vai trò thủ lĩnh thế giới như Tập Cận Bình đề ra từ đại hội đảng thứ 19.
“Tham vọng của Bắc Kinh được cổ vũ thêm bởi sự rệu rã vai trò thủ lĩnh của Mỹ. Tuy nhiên theo Le Point, chính sách của Tập Cận Bình đang vấp phải ngày càng nhiều sự phản kháng. Từ châu Âu cho đến châu Á, các quốc gia ý thức được mối đe dọa, đã hành động để ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.
Le Point chỉ rõ: Trung Quốc giờ đây là mối đe dọa hàng đầu về tự do và hòa bình thế giới, với tham vọng toàn cầu của Tập Cận Bình là ‘một thế giới, một chế độ’.
ĐCSTQ sợ mất chế độ độc tài, toàn trị
Miles Yu, một học giả gốc Hoa, người đã giúp định hình chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump cho biết; phái đoàn Trung Quốc không đến Alaska với mục đích giải quyết các vấn đề cơ bản của mối quan hệ song phương; mà là để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị của chế độ Trung Quốc. Nói cách khác; một trong nhưng mục đích quan trọng khi ngoại giao chiến lang ở Alaska lại là để củng cố chế độ độc tài, toàn trị trong nước.
“Về cơ bản, họ ở đây để cố gắng làm mất uy tín của nền dân chủ Mỹ, cố gắng ghi điểm “tuyên truyền rẻ tiền” với người dân trong nước”; ông Yu nói trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times.
ĐCSTQ muốn chứng minh với người dân trong nước rằng chế độ độc tài, toàn trị của họ ưu việt hơn nên dân chủ Âu, Mỹ. Đồng thời, ĐCSTQ cũng muốn thể hiện sự mạnh mẽ và sẵn sàng hành động với những đối tượng đòi tự do, độc lập như Đài Loan, Tân Cương và những đối tượng bị bức hại đức tin, tôn giáo.
Trong 5000 năm lịch sử, các chế độ tập quyền ở Trung Quốc phần lớn bị thay thế, loại bỏ do những cuộc nổi dậy hay nội chiến. Do đó, ĐCSTQ lo sợ mất chế độ độc tài, toàn trị bởi những mâu thuẫn nội bộ, những vấn đề bất bình đẳng xã hội, mất tự do thân thể, tín ngưỡng của người dân trong nước hơn là bởi ngoại xâm.