Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dường như không có đối thủ ở trong nước, nhưng sự nghiệp của ông ta sẽ chấm dứt nếu xâm lược Đài Loan, theo Tiến sĩ Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang), một học giả lịch sử, kiêm nhà bình luận chính trị Trung – Mỹ.
Chia sẻ với SOH, Tiến sĩ Chương nói: “Khi tôi nhìn thấy Hồ Cẩm Đào bị cưỡng chế đưa ra ngoài vào ngày hôm đó, tôi biết rằng không ai có thể kiềm chế Tập Cận Bình, ông ta có thể làm bất cứ điều gì ông ta muốn”.
Nhưng nếu ông Tập Cận Bình phát động xâm lược Đài Loan, thì đó sẽ là một đòn “tự sát chính trị” đối với ông ta, theo TS. Chương.
Xâm lược Đài Loan là tự sát chính trị với Tập Cận Bình
Giáo sư Chương cho rằng, nếu Trung Quốc đánh Đài Loan, thì Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Nếu Hoa Kỳ can thiệp, nó sẽ kéo theo sự can thiệp của NATO, một liên minh quân sự gồm 30 quốc gia. Vì vậy về cơ bản là ông Tập Cận Bình đang chống lại cả thế giới.
“Không thể thắng được trận chiến này”, ông Chương nói. “Chính quyền Putin đã cho Tập Cận Bình một bài học, đó là, nếu phát động một cuộc chiến mà không thể giành chiến thắng, thì cuối cùng thật là xấu hổ”.
TS. Chương gần như chắc chắn rằng ông Tập Cận Bình không dám xâm lược Đài Loan, nhưng vẫn có khả năng điều đó sẽ xảy ra.
“Yếu tố không chắc chắn duy nhất trong dự đoán này là Tập Cận Bình bị điên”, TS. Chương nói.
“Nhưng nếu đánh Đài Loan thì chắc chắn sẽ chết”, ông Chương bình luận. “Điều đó tương đương với tự sát chính trị, sự nghiệp chính trị của ông ta sẽ kết thúc tại đây”.
TS. Chương phân tích: “Chúng ta không thể chỉ nhìn vào sự so sánh sức mạnh quân sự và những gì Tập Cận Bình đang nghĩ. Bạn có thể thấy những nhà độc tài đôi khi thật điên rồ, nhưng tôi nghĩ trong lòng họ vẫn còn nhiều toan tính. Nếu không phải hắn có tính toán như vậy, nếu không có loại khôn khéo này, hắn ta đã không thể leo tới được vị trí đó”.
“Loại đấu tranh chính trị trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất hỗn loạn và nếu một người vô tình đứng sai nhóm hoặc có thái độ sai lầm, thì sự sống của ông ta đã kết thúc”.
“Đối với một người đàn ông có thể leo lên vị trí đó, ông ta tuyệt đối rất khôn ngoan. Vì vậy, đôi khi tôi cảm thấy rằng chúng ta thường nói rằng Tập Cận Bình tốt nghiệp tiểu học, là một kẻ lừa đảo, v.v., nhưng nhiều khi, chúng ta có thể đánh giá hơi thấp sự khôn khéo của ông ta về loại thủ đoạn này”, TS. Chương nói.
“Tất cả những việc ông làm sau khi lên nắm quyền thực chất là vì mục đích độc tài cá nhân và củng cố sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với xã hội này”.
Tập Cận Bình sẽ thực hiện “Cách mạng Văn hóa” thứ hai?
Theo TS. Chương: “Tôi nghĩ ông Tập sẽ thực hiện vào một cuộc Cách mạng Văn hóa lần thứ hai. Điều này có thể được nhìn thấy từ việc sửa đổi Điều lệ Đảng”. Ông Tập đã sửa đổi điều lệ để ông ta có thể giữ nhiệm kỳ lần thứ 3, phát bỏ tiền lệ của các lãnh đạo trước kia của ĐCSTQ.
Nhưng cuộc “Cách mạng Văn hóa” của ông Tập sẽ chỉ gây “phản tác dụng”. TS. Chương lập luận: Khi ông Tập Cận Bình làm điều này, có vẻ như khi ông ta không có đối thủ trong đảng. Nhưng đó cũng là lúc các phe phái bị chia rẽ. Như trong quá khứ, những người này phải thể hiện lòng trung thành với Tập Cận Bình. Nhưng một khi trở thành ủy viên thường trực, điều họ sẽ làm tiếp theo là dẫm đạp lên nhau, thì làm sao mọi người có thể làm hài lòng Tập Cận Bình?
“Tôi nghĩ họ chắc chắn sẽ giẫm đạp lên nhau và nó sẽ tạo thành một kiểu đấu đá nội bộ”, TS. Chương nói.
“Vào thời Mao Trạch Đông, mọi người đều biết đến các đại quân khu, cũng như Lưu Thiếu Kỳ, Cao Cương, Lâm Bưu trong hệ thống chính quyền. Với những người này, bạn có thể thấy rằng quyền lực của Mao dường như rất ổn định, nhưng cũng có thủy triều đen tối bên trong”.
“Vậy với khả năng của Mao thì Tập Cận Bình có thể xử lý được tình huống này không? Điều đó thật khó khăn, bởi vì đối với Mao, quân đội nằm dưới sự kiểm soát vững chắc của ông ta. Ngay cả cấp dưới của Lâm Bưu thì cũng phải phục tùng Mao. Vì Mao có quân đội trong tay nên ông ta có khả năng củng cố quyền lực”.
“Nhưng Tập Cận Bình, tôi không nghĩ ông ấy có uy tín như Mao trong quân đội, và những người khác theo ông Tập nếu có thể nhận được lợi ích từ ông ta. Nhưng nếu đi theo người khác cũng có thể được lợi, thì tại sao lại phải đi theo Tập Cận Bình?”
Vì vậy, theo TS. Chương: “Tập Cận Bình không có đối thủ trong ĐCSTQ, đó thực sự là khi ĐCSTQ bắt đầu chia thành các phe phái khác nhau và bắt đầu gây chiến”.
“Tôi đã nói về vấn đề Đài Loan ngày hôm qua, và tôi đã nói rằng Tập Cận Bình “phải hòa hoãn với bên trong trước khi chiến đấu với nước ngoài.”
Mà cuộc đấu đá bên trong là điều mà ông Tập Cận Bình không bao giờ có thể thật sự chấm dứt trong tương lai gần, theo TS. Chương.