Site icon MUC News

Video: Thiên thạch màu xanh rơi khiến nhiều người nhầm tưởng UFO

Video: Thiên thạch màu xanh rơi khiến nhiều người nhầm tưởng UFO

Ảnh cắt từ video.

Thiên thạch màu xanh lá cây rơi xuống núi kèm theo một tiếng nổ lớn; khiến nhiều người lầm tưởng đó là một vệ tinh hoặc một UFO đâm xuống mặt đất.

Theo khoahocdoisong, video do các nhân chứng ghi lại, vật thể bay qua thành phố Izimir, Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi biến mất khỏi tầm nhìn với một tia sáng chói mắt. Thiên thạch được bao phủ bởi một vầng sáng màu xanh lá cây rực rỡ. Nó rơi xuống mặt đất kèm theo tiếng nổ lớn vào khoảng 2 giờ sáng ngày 31/7 theo giờ địa phương.

Thiên thạch thắp sáng bầu trời thành phố Izimir, Thổ Nhĩ Kỳ

Hình ảnh thiên thạch rơi được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người đồn đoán rằng đó là rác vũ trụ, mảnh vỡ vệ tinh hay thậm chí là UFO rơi xuống Trái đất. Nhiều người dân trong khu vực nghe thấy một tiếng nổ lớn; có thể do chúng phát nổ trong khí quyển hoặc va chạm với mặt đất.

Tiến sĩ Hasan Ali Dal, giáo sư vật lý thiên văn tại Đài quan sát Đại học Istanbul đưa ra một lời giải thích khả dĩ hơn. Theo ông Hasan đây là một quả cầu lửa, xuất hiện khi thiên thạch bốc cháy trong khí quyển. Ông cho biết thêm: “Chúng thường bốc cháy ở tầng trên của bầu khí quyển. Chúng ta nên coi nó như một phiên bản đặc biệt hơn của hiện tượng sao băng”.

Vào khoảng tháng 7 và tháng 8 hàng năm, Trái đất đều có những trận mưa sao băng Perseid rơi. Chúng bốc cháy trong bầu khí quyển và hầu như không có mảnh vỡ nào rơi xuống đất. Đỉnh điểm mưa sao băng Perseid với khoảng 50 ngôi sao băng xuất hiện hàng giờ.

Việc thiên thạch phát sáng màu xanh lục ở Izimir rất có thể là do vật thể này chứa một lượng lớn niken. Nó rơi xuyên qua bầu khí quyển Trái đất trước khi đi qua tàn tích của sao chổi Swift-Tuttle. Chúng rơi với tốc độ khoảng 214.365 km/h.

Mời quý độc giả xem video:

Nguồn video: Twitter

Điều bạn cần biết về thiên thạch

Theo khoahoc.tv, thành phần chính của thiên thạch là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4-8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên trái đất không quá nhiều. Nếu mặt cắt của chúng được mài nhẵn rồi bôi axit nitric lên; sẽ tạo ra những vết rỗ rất đặc biệt, giống như những ô hoa. Đó là do thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, nơi nhiều nới ít niken.

Thiên thạch Willamette tìm thấy ở Mỹ năm 1902 (ảnh: Wikipedia).

Trên thiên thạch, những nơi chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, chúng tạo nên các đường vân.