Cuộc chiến về bầu cử tổng thống sẽ chuyển sang Thượng viện Mỹ vào ngày 6/1 khi Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Missouri Josh Hawley chính thức tuyên bố ông sẽ phản đối kết quả cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn, theo WJ news.

Ông Josh Hawley đã trở thành “chiến tướng” đầu tiên cam kết tham gia một nỗ lực do hàng chục thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện phát động

Trả lời phỏng vấn trên “Fox & Friends” hồi đầu tuần này, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks của bang Alabama cho biết nhiều đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện sẽ phản đối việc công nhận phiếu bầu, vốn sẽ được thực hiện trong phiên họp chung của Quốc hội ngày 6/1.

Thượng nghị sĩ Hawley viết trong một tuyên bố vào ngày 30/12: “Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế là một số bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của bang mình. Tôi cũng không thể bỏ phiếu để chứng nhận mà không chỉ ra nỗ lực chưa từng có của các tập đoàn lớn, bao gồm Facebook và Twitter, để can thiệp vào cuộc bầu cử này nhằm ủng hộ Joe Biden”.

Ông Hawley cho rằng Quốc hội nên mở một cuộc điều tra đầy đủ về các cáo buộc gian lận cử tri, cũng như áp dụng các biện pháp để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử. “Tuy nhiên, cả hai viện đã không hành động theo cách phù hợp”.

Như vậy, việc Thượng nghị sĩ Hawley xác nhận sẽ phản đối kết quả kiểm phiếu Đại cử tri sẽ kích hoạt cuộc tranh luận về kết quả bầu cử tại hai Viện vào ngày 6/1. Điều đó có nghĩa là phiên họp chung của Nghị viện để xác nhận các phiếu bầu sẽ không kết thúc cho đến khi Hạ viện và Thượng viện hoàn tất việc thảo luận về các phản đối.

Một số kênh truyền thông cánh tả cho rằng nỗ lực này là vô ích. Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ không bỏ phiếu tán thành việc thách thức kết quả này, chưa kể kết quả cuộc chạy đua vào Thượng viện ngày 5/1 còn chưa ngã ngũ để xác định đảng nào sẽ nắm quyền kiểm soát Thượng viện. Kể cả khi đảng Cộng Hòa có nắm Thượng viện, thì nhiều thượng nghĩ sĩ đảng Cộng Hòa trước đó đã phản đối nỗ lực này, đặc biệt có Lãnh đạo đa số Mitch McConnell.

Tuy vậy, nhiều ý kiến bình luận khác lại nhận định nếu các bằng chứng về gian lận bầu cử được đưa ra trước Nghị viện quá rõ ràng, thì mọi việc có thể thay đổi.

Bên cạnh đó, Tu chính án 12 của Hiến pháp “có các cơ chế độc quyền để giải quyết tranh chấp” đối với các cuộc bầu cử. Trong đó, Phó Tổng thống Pence, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện và Chủ tọa Phiên họp chung có thể toàn quyền quyết định số phiếu Đại cử tri nào của một tiểu bang nhất định sẽ được kiểm.

Kính mời quý độc giả đăng ký theo dõi tin tức cập nhật của MUCNews tại: