Có rất nhiều “tin đồn” trong giới quan trường Trung Quốc. Theo SOH, một số nhà quan sát quen thuộc với các vấn đề Trung Quốc cho biết: Sự không rõ ràng trong hệ thống chính trị nước này đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho việc lan truyền tin đồn. Nhưng những tin đồn này không phải là điều mà người dân Trung Quốc bình thường có thể tạo ra, mà chúng xuất phát từ các phe phái đứng đầu trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Gần đây, ở Trung Quốc rộ lên tin đồn về khả năng lãnh đạo Tập Cận Bình “bị quản thúc tại gia”, thậm chí có thể sắp bị lật đổ. Tin đồn xuất hiện sau khi ông Tập trở về từ nước ngoài và vắng mặt trong một số sự kiện quan trọng của quân đội Trung Quốc.

Hôm 27/9, ông Tập đã đến Nhà triển lãm Bắc Kinh để tham quan triển lãm với chủ đề “Nỗ lực cho một kỷ nguyên”. Sự xuất hiện của ông đã xua tan những tin đồn trước đó.

Chính trị của ĐCSTQ giống như một chiếc hộp đen

Tờ Globe and Mail đưa tin, có thể dễ dàng chứng minh rằng một cuộc đảo chính đối với ông Tập Cận Bình đã không xảy ra. Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, tin đồn rằng Tập bị lật đổ đã lan truyền từ các phương tiện truyền thông bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc đến truyền thông Ấn Độ và sau đó lên Twitter. Ngay cả những người theo dõi Trung Quốc có uy tín cũng không dám bác bỏ tin đồn: “Điều đó gần như chắc chắn sẽ không xảy ra, nhưng chúng ta không có thể nói một chắc chắn”.

Nhà phân tích Bill Bishop có trụ sở tại Washington cho biết sự mờ mịt cố hữu của hệ thống chính trị Trung Quốc đã cho phép những tin đồn này có cơ hội lan rộng hơn, ngay cả khi chúng không có cơ sở trên thực tế.

Chính trị của ĐCSTQ nằm trong tay bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và một số chức sắc đảng đã nghỉ hưu. Bên ngoài vòng tròn đó, ít người biết được chuyện gì đã xảy ra.

Liệu ông Tập Cận Bình có thực sự ở vị thế vững chắc hay không? Liệu ông ta có tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba hay không. Tất cả những câu hỏi này sẽ được làm sáng tỏ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng những gì xảy ra đằng sau hậu trường thì là bí mật đối với thế giới bên ngoài.

Sự thiếu minh bạch thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng và nguy cơ xảy ra xung đột với các nước láng giềng.

Ông Richard McGregor, một chuyên gia tại Viện Lowy ở Sydney, gần đây đã viết: “Sự mờ mịt tột độ của Bắc Kinh có những tác động trong thế giới thực. Liệu Bộ Chính Trị có thể bỏ phiếu chống lại Tập Cận Bình?”

Ông nói thêm: “Ngày nay, hầu hết mọi thứ Trung Quốc làm đều có tác động toàn cầu, nhưng các cuộc tranh luận nội bộ và quy trình ra quyết định của họ gần như bị che giấu hoàn toàn.”

Ông Thompson, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nói rằng ngay cả trong Chiến tranh Lạnh, Washington và các cường quốc phương Tây khác đã hiểu rõ hơn về cách Điện Kremlin đưa ra quyết định và những điều cần chú ý, nhưng rất khó để tìm hiểu về ĐCSTQ hiện nay.

Ông Nigel Inkster, cựu lãnh đạo cơ quan gián điệp MI6 của Anh và hiện là nhà phân tích tại Enodo Economics ở London, đồng ý rằng chính trị Trung Quốc có thể rất khó phân tích, ngay cả đối với những người làm nghề nghiên cứu chính trị Trung Quốc.

Ông nói với Globe and Mail rằng trong nhiều lĩnh vực, ĐCSTQ dường như đang nói một đằng và làm một nẻo, và thật sự khó có thể tìm ra ý định của nó.

Do bản chất không rõ ràng của chính trị ĐCSTQ, thì rất khó dự đoán tương lai và làm sáng tỏ hiện tại dựa trên việc phân tích lịch sử hoạt động của ĐCSTQ.

Trong trường hợp của ĐCSTQ, ngay cả lịch sử của bản thân nó cũng không chắc là sự thật, theo ông David Shambaugh, một học giả lâu năm về ĐCSTQ.

Học giả Joseph Torigian cho rằng nếu bây giờ chúng ta chỉ hiểu về thời kỳ sau cái chết của Mao Trạch Đông, thời kỳ được nhắc đến nhiều nhất về Trung Quốc hiện đại, thì đôi khi chúng ta hầu như không thể hiểu được những gì đang diễn ra trong giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ.

Các tin đồn là một phần của cuộc chiến tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ

The Epoch Times dẫn lời ông Phạm Thế Bình (Fan Shiping), giáo sư tại Viện Khoa học Chính trị tại Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan, cho biết vào ngày 26/9 rằng những tin đồn về việc ông Tập Cận Bình bị quản thúc tại gia trước Đại hội lần thứ 20 rõ ràng là có liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực.

Gần đây, chính quyền đã kết án tử hình đối với cựu Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa (hoãn thi hành án 2 năm), cựu Thứ trưởng Công an Tôn Lập Quân và những người khác, đồng thời thanh trừng hệ thống chính trị và luật pháp, điều này cho thấy cuộc đấu tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ rất khốc liệt.

Trong bối cảnh đó nhiều tin đồn cũng xuất hiện. Nhưng ông Phạm Thế Bình cho rằng những tin đồn đó không đại diện cho dư luận Trung Quốc, mà là một phần của cuộc chiến phe phái.

“Nguyên nhân chính là do sự phân bổ quyền lực không đồng đều. Các phe phái khác nhau đang sử dụng các phương pháp khác nhau để tung tin ra truyền thông nước ngoài”, ông Phạm nói.

Ông tin rằng việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử sẽ không bị cản trở, nhưng tranh cãi về chủ đề này sẽ ngày càng gay gắt trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 20.

Có thể bạn quan tâm: