Indonesia đã từ chối lên án Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên Indonesia đã có những động thái thể hiện quan điểm cứng rắn chống lại chủ nghĩa bành trướng trên Biển Đông. Indonesia tập hợp 14 quốc gia chống lại Trung Quốc trên cùng một mặt trận. Điều này làm loãng nỗ lực chống Nga của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Indonesia đang có những lý do riêng để thực hiện hành động táo bạo của mình.

Trong khi ông Biden tích cực với nỗ lực: Diệt Nga và cô lập Trung Quốc. Mỹ cùng các nước phương Tây đang dốc toàn lực để thực hiện chương trình nghị sự này. Tuy nhiên, các cường quốc Ấn Độ – Thái Bình Dương như Ấn Độ , Nhật Bản và ASEAN mặc dù lên án Nga nhưng họ lại đề phòng và lo ngại về sự hiếu chiến của Trung Quốc.

Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đã nhận ra rằng, nếu tập trung vào Nga, họ sẽ bỏ trống một khoảng không để Trung Quốc thừa cơ hành động. Và Indonesia, quốc gia lớn nhất ASEAN, đã thay đổi chiến lược. Họ kiên quyết từ chối lên án Nga và thay vào đó họ tập trung mũi nhọn vào Trung Quốc. Do đó, Indonesia hiện đang tập hợp một nhóm gồm 14 quốc gia để chống lại Bắc Kinh.

Indonesia và đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ trên Biển Đông

Trung Quốc luôn tìm cách để đưa ra yêu sách đối với các vùng lãnh thổ khác. Vì vậy, Trung Quốc nói rằng đường “chín đoạn” của họ bao gồm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Quần đảo Natuna. 

Đường “chín đoạn” là gì? Đó là một ranh giới mà Bắc Kinh tự vẽ ra và tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này. Nó bao gồm hầu hết Biển Đông. 

Yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Còn khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế trong luật biển quốc tế là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng được quy định trong phần V – Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, 1986. Trong đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo), các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều chỉnh bởi các quy định thích hợp của Công ước này. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.

Tuy  nhiên, Trung Quốc lại nói với Indonesia rằng, bạn có thể giữ các đảo Natuna, nhưng tài nguyên trên đảo là của chúng tôi. Nói cách khác là sở hữu trên danh nghĩa, hữu danh vô thực. 

Ví dụ, Trung Quốc không để Việt Nam khoan dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, vì đó là vùng biển mà Trung Quốc đã cho là thuộc chủ quyền của họ. Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng không để Philippines khoan dầu trong vùng biển thuộc về Philippines.

Trên thực tế, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè hàng năm ở Biển Đông, bởi vì ông Bắc Kinh nói rằng đây là biển của Trung Quốc và tất cả cá ở đây cũng thuộc về Trung Quốc.

Các tàu cá Trung Quốc khai thác quá mức ở Biển Đông (ảnh chụp màn hình Asiasociety.org).
Các tàu cá Trung Quốc khai thác quá mức ở Biển Đông (ảnh chụp màn hình Asiasociety.org).

Điều này chính là hành động bất chấp luật pháp quốc tế. Trung Quốc xé toạc Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, 1986.

Đối với Indonesia mà nói, họ không chấp nhận điều này. Cho nên Indonesia đã tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Natuna.

Và để bảo vệ chủ quyền của mình, lãnh đạo Indonesia đã thay đổi chính sách. Giờ đây, Tổng thống Indonesia Joko Widodo phải chứng tỏ rằng ông vẫn là một nhà lãnh đạo Indonesia có trách nhiệm bảo vệ tính hợp pháp của nước mình trên biển. 

Tờ Asia Times đưa tin hồi năm ngoái, Indonesia sẽ có thêm nhiều căng thẳng với Trung Quốc khi một tập đoàn khí đốt phát hiện một mỏ khí đốt tự nhiên và phát triển việc đặt một đường ống qua biên giới Biển Bắc Natuna để kết nối với mạng lưới ngoài khơi hiện có của Việt Nam.

Đối tác Harbour Energy và công ty dầu khí nhà nước Zarubezhneft của Nga đã công bố tìm thấy một nguồn tài nguyên khí đốt 600 tỷ feet khối, khoảng 45% trong số đó ở dạng ngưng tụ có thể bán được trên thị trường. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (thứ hai từ trái sang) và các quan chức quân đội Indonesia (ảnh: Picryl). Trung Quốc yêu cầu Indonesia ngừng khai thác dầu khí ở quần đảo Natuna bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (thứ hai từ trái sang) và các quan chức quân đội Indonesia (ảnh: Picryl). Trung Quốc yêu cầu Indonesia ngừng khai thác dầu khí ở quần đảo Natuna bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Các kết quả sau khi khoan hai giếng thẩm định cách ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia khoảng 10 km. Việc thăm dò này được tiến hành bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh về tuyên bố chủ quyền của đường chín đoạn mà nước này tự tuyên bố.

Với việc tham gia của Anh và Nga trong vùng biển tranh chấp với Trung Quốc. Indonesia đã khéo léo đưa 2 cường quốc này tham dự vào khu vực  biển đông nhằm kiềm chế Trung Quốc. Nếu Trung Quốc động thủ, thì sẽ tấn công tài sản của 2 cường quốc này. Tất nhiên Trung Quốc sẽ phải dè chừng. Còn nếu Trung Quốc im lặng trước hành động của Indonesia, điều đó đồng nghĩa với việc, tuyên bố đường 9 đoạn của Bắc Kinh đã bị vô hiệu hoá trước Indonesia. 

Tuy nhiên, Indonesia không chủ quan, nước này cũng đã tìm kiếm công nghệ quốc phòng từ New Delhi trong nỗ lực cải thiện bộ máy an ninh và chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Sau khi Bắc Kinh một lần nữa yêu cầu Jakarta ngừng khoan dầu khí ở quần đảo Natuna. Indonesia cũng đang cử ngư dân đến theo dõi và báo cáo các hoạt động bất thường ở vùng biển phía bắc quần đảo.

Do đó, Indonesia ngày càng trở nên đối kháng với Trung Quốc. Họ không còn quan tâm đến ngoại giao mềm và sẵn sàng khiến Bắc Kinh phải trả giá cho chủ nghĩa bành trướng của mình. 

Indonesia tập hợp 14 quốc gia chống lại Trung Quốc

Theo CNN ngày 9/4, Quân đội Indonesia và Hoa Kỳ đang mở rộng các cuộc tập trận song phương hàng năm tới 14 quốc gia tham gia. Quân đội Anh, Úc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Canada sẽ là những người tham gia cuộc tập trận Lá chắn Garuda 2022 từ ngày 1 đến 14 tháng 8. Phiên bản thứ 16 của cuộc tập trận sẽ bao gồm các bài tập bắn đạn thật, hoạt động đặc biệt và các bộ môn khác. 

Quân đội Indonesia và Mỹ trong cuộc Tập trận Lá chắn 2021 (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Quân đội Indonesia và Mỹ trong cuộc Tập trận Lá chắn 2021 (ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).

Việc mở rộng các cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm căng thẳng âm ỉ trong khu vực, với các nhà phân tích cho rằng động thái này báo hiệu Indonesia đã xích lại gần Mỹ hơn Trung Quốc trong hợp tác quân sự.

Điều đã nói là những quốc gia như Singapore, Malaysia, Australia và Nhật Bản đều là những nước coi Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu. Và việc Indonesia tập hợp các quốc gia này vào 1 chiến tuyến chống Trung Quốc như là một đảm bảo rằng, Lá chắn Garuda vẫn là một cuộc tập trận chống Trung Quốc là cốt lõi. Họ không muốn Biden làm loãng xu hướng chống Trung Quốc để tập trung vào Nga.

Và việc Indonesia từ chối lên án Nga là một minh chứng cho việc đó.

Indonesia khuấy động cuộc phưu lưu của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Như đã nói ở trên, một mặt, Indonesia tập hợp các quốc gia cùng chống Trung Quốc trên 1 mặt trận, mặt khác, nước này kiên quyết không lên án Nga. Trong khi đó, TT Mỹ Joe Biden đã sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao để khiến các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tham gia vào mặt trận đánh Nga. Mỹ đã và đang thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á và các cường quốc khu vực khác như Ấn Độ tham gia các lệnh trừng phạt của thế giới phương Tây nhằm vào Nga. Nhưng tháng trước, Indonesia đã nói rõ rằng họ không có kế hoạch trừng phạt Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng các biện pháp trừng phạt “không phải là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề” vì “người dân thường sẽ là nạn nhân”. Widodo cũng nói, “Ukraine và Nga là bạn của Indonesia.” Vì vậy, về cơ bản, Indonesia đang chơi trung lập, bất chấp áp lực trừng phạt của Biden

Vì sao Indonesia lại từ chối lên án Nga mà tập trung mũi nhọn vào Trung Quốc?

Có 3 nguyên nhân cơ bản:

Thứ 1: Indonesia đang có tranh chấp gay gắt về chủ quyền đối với quần đảo Natuna. Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với khu vực gần quần đảo Natuna, bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Indonesia là hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Indonesia. Vì vậy, Indonesia mặc nhiên coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của mình.

Thứ 2: dư luận Indonesia ủng hộ Moscow. Tờ AL JAZEERA đã phân tích về việc tại sao người dân Indonesia lại có thái độ như vậy.  Họ ví von một câu chuyện mô tả Nga là một người chồng nghiêm túc, Ukraine lại là một người vợ cũ lẳng lơ chạy theo anh chàng Mỹ to con. Về cơ bản, câu chuyện biện minh cho Putin. Tất nhiên, Widodo không có quan điểm cứng rắn như vậy nhưng ông cũng không lên án Nga. Vì ông không thể đi ngược lại với lòng dân, điều đó có thể khiến ông ấy thất bại. Cho nên ông giữ thái độ đó để thoả mãn tâm lý người dân. 

Thứ 3: Nga không phải là kẻ thù của Indonesia, nhưng Trung Quốc lại là kẻ thù chính của họ. Indonesia sẽ cần Nga giúp đỡ để nước này có thể chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Cho nên, việc chống Nga rõ ràng không có lợi ích gì đối với Indonesia. Nếu Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc tấn công vào Indonesia, Biden sẽ không sử dụng thiết bị quốc phòng của Mỹ để chống lại Trung Quốc. Nó giống như những gì mà chúng ta đã và đang chứng kiến.  

Do đó, Indonesia đã gửi đi một thông điệp rất rõ ràng – Chúng tôi sẽ không lên án ai. Chúng tôi sẽ không trừng phạt ai. Và chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối Trung Quốc, cho dù thế nào đi nữa.