Ban đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tán dương chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, gần đây WHO và một số ‘phe cánh’ của Bắc Kinh đã lẩn tránh chủ trương phong tỏa của họ.

Đó là bình luận của ông Jeffrey Tucker – người sáng lập và chủ tịch của Viện Brownstone trên tờ The Epoch Times. Ông là tác giả của cuốn sách “Chủ nghĩa tập thể cánh hữu: Mối đe dọa khác đối với tự do”.

Chính sách Zero-Covid ‘đau thương’ của Trung Quốc từng được tán dương nồng nhiệt

Ông Tucker cho hay, ngay từ khi bắt đầu đại dịch, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã “bắt tay với nhau”. Đỉnh điểm là giữa tháng 2/2020, WHO và nhiều quốc gia khác đã tổ chức một chuyến đi đến Trung Quốc, hai tuần sau khi Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với thế giới rằng Bắc Kinh đang “thiết lập một tiêu chuẩn mới” để phản ứng với virus corona.

Sau đó, một báo cáo được phát hành bởi WHO và ký bởi các quan chức y tế công cộng Hoa Kỳ (những người đã đề xuất phong tỏa kiểu Vũ Hán) đã khen ngợi nồng nhiệt về cách Trung Quốc xử lý virus trong các đợt phong tỏa kéo dài một tháng ở Vũ Hán. Đó là một chính sách gây tổn thất nặng nề; nó tiếp tục khiến cho hầu hết các chính phủ trên thế giới áp dụng cách xử lý tương tự, học giả Tucker bình luận.

Và đến nay sự thật đã chứng tỏ rằng Trung Quốc không “loại bỏ được hoàn toàn virus”. Điều này trái ngược với tuyên bố vượt quá giới hạn của chuyên gia truyền hình – Devi Sridhar trong cuốn sách “Ngăn ngửa là khả dĩ” (“Preventable”), ông Tucker bày tỏ.

Học giả Tucker cho biết, gần đây khi ĐCSTQ phát hiện ra các trường hợp xét nghiệm dương tính trên khắp Thượng Hải. Họ đã bạo ngược và phong tỏa đến dã man trong 7 tuần. Động thái này của Bắc Kinh là một thảm họa cho kinh tế của họ và thế giới. Trước mắt nó gây nguy hiểm cho nền tài chính và công nghệ của Trung Quốc.

Tập Cận Bình vẫn cương quyết theo đuổi chính sách Zero-covid

Ông Tucker bình luận, đối với ông Tập Cận Bình, phong tỏa và chiến lược Zero-Covid là thành tựu hàng đầu của ông. Nó được khen tụng toàn thế giới, khiến tự hào chính trị của ông ta bành trướng vô hạn độ. Bây giờ, ông Tập không thể ‘quay lại’ vì sợ mất thể diện trong những cuộc bầu cử sắp tới của ĐCSTQ.

Mới đây, ông Tập đã thể hiện rõ với chính phủ rằng không thoái lui chính sách Zero-Covid: “ĐCSTQ sẽ giữ vững chính sách ‘Zero-Covid năng động, cương quyết đả kích bất kỳ lời nói hay hành động nào bẻ cong, hồ nghi hay khước từ những chính sách phòng dịch của đất nước chúng ta”.

Tập Cận Bình nguy cơ gánh chịu hậu quả vì zero-Covid (ảnh chụp màn hình FT).
Tập Cận Bình nguy cơ gánh chịu hậu quả vì Zero-Covid (ảnh chụp màn hình FT).

Học giả Tucker cho hay, chính sách phong tỏa cực đoan có thể kìm hãm phát triển của các địa phương. Điều đó có nghĩa là tổn hại lâu dài cho tương lai của Trung Quốc.

WHO bất ngờ “quay lưng” với chính sách phong tỏa cực đoan của Trung Quốc

Tổng giám đốc WHO đã đưa ra góp ý mềm mỏng khi ông tự nhận thấy chính sách phong tỏa cực đoan có vấn đề: “Xem xét hành vi của vius này. Tôi nghĩ một sự thay đổi sẽ là rất quan trọng”. Ông nói thêm rằng ông đã thảo luận với các khoa học gia Trung Quốc.

Bình luận trên của ông Tedros lập tức bị kiểm duyệt. Cư dân mạng Trung Quốc bị chặn khi tìm kiếm từ khóa Tedros.

Ông Tucker nói: “Khó mà tin nổi, với việc khẳng định quan điểm phi thường minh hiển này, ông Tedros đã biến mình thành kẻ thù của Bắc Kinh”.

Bất chấp bình luận của ông Tedros, ông Tập vẫn tiếp tục cảm thấy được minh oan và không thấy nguy hiểm chính trị thực sự nào do việc ông ta lựa chọn quyền lực hơn là sức khỏe và phúc lợi của người dân Trung Quốc, theo học giả Tucker.

Trong khi đó, một phe cánh khác của WHO và Trung Quốc là Bill Gates, đã rụt rè nói vài điều rất giống như thế khi được phỏng vấn, chính là virus này không thể bị loại trừ tuyệt đối.

Chính phủ các nước giả vờ như chính sách phong tỏa cực đoan chưa từng xảy ra

Không chỉ Tedros và Bill Gates là người định lẩn tránh chủ trương phong tỏa của họ. Tự bản thân Tiến sĩ Anthony Fauci (Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ) cũng phủ nhận rằng Mỹ đã từng “phong tỏa hoàn toàn”.

Nhưng chính ông Fauci từng tuyên bố trong một chỉ thị của CDC vào ngày 16/3/2020 rằng: “Ở các bang có bằng chứng về sự lây nhiễm cộng đồng, thì các quán bar, nhà hàng, khu ăn uống, phòng tập thể dục, các địa điểm trong nhà và ngoài trời khác, những nơi tụ tập đông người nên bị đóng cửa.”

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Tiến sĩ Anthony S. Fauci phát biểu trong cuộc họp giao ban về Covid-19 vào ngày 22/4/2020 (ảnh: Nhà Trắng). Ông Fauci là quan chức chống dịch Covid-19 hàng đầu của Mỹ.
Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Tiến sĩ Anthony S. Fauci phát biểu trong cuộc họp giao ban về Covid-19 vào ngày 22/4/2020 (ảnh: Nhà Trắng). Ông Fauci là quan chức chống dịch Covid-19 hàng đầu của Mỹ.

Ông Tucker cho rằng các chính phủ trên khắp thế giới đang giả vờ như chưa bao giờ từng có các cuộc phong tỏa “thê thảm và khủng khiếp”. Tuy nhiên, họ vẫn đang tích trữ quyền lực để làm điều đó một lần nữa nếu cần thiết, theo ông Tucker.

Tới nay, Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách phong tỏa nghiêm ngặt ở một số địa phương, mặc dù điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và khó khăn cho cuộc sống của hàng trăm triệu người.