Ông Putin hy vọng Nga có thể đánh nhanh thắng nhanh khi đem quân tấn công Ukraine. Tuy nhiên, cuộc chiến đang ở thế giằng co, ông Putin rơi vào bất lợi. Khi ông đề cập đến vũ khí hạt nhân, tình hình tiếp tục leo thang căng thẳng. Hành động của ông đã làm thay đổi mô hình chiến lược toàn châu Âu.

Cuộc chiến Nga – Ukraine ở thế giằng co, ông Putin đe dọa hạt nhân

Ban đầu, khi ông Putin quyết định tấn công Ukraine, với sức mạnh vũ bão và chiến lược tấn công toàn diện trên 3 hướng. Ông Putin ngỡ tưởng rằng quân Nga có thể đánh nhanh, thắng nhanh. Tuy nhiên, cuộc chiến hiện tại đang ở thế giằng co. Trước sức ép bất lợi về quân sự và trừng phạt tài chính, ông Putin đã có một động thái gây chấn động cộng đồng quốc tế.

Hãng tin AP hôm 28/2 đưa tin, ông Putin đã ra lệnh sẵn sàng răn đe hạt nhân để đáp lại những gì ông gọi là tuyên bố gây hấn từ các thành viên NATO và các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Moscow.

Hành động này của ông Putin một lần nữa đẩy Nga vào thế khó. Vì ngày 5/12/1994, Hoa Kỳ, Nga, Anh, Ukraine, Belarus và Kazakhstan đã ký một văn kiện ngoại giao mang tên “Bản ghi nhớ An ninh Budapest” tại thủ đô của Hungary.

Theo tài liệu, Ukraine từ bỏ mọi vũ khí hạt nhân và trở thành một quốc gia phi hạt nhân hóa để đổi lấy sự công nhận độc lập và chủ quyền trong các biên giới hiện có của mình; 

Không chỉ vậy, ông Tập Cận Bình còn ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych vào tháng 12 năm 2013. Tập Cận Bình hứa rằng nếu Ukraine bị xâm lược bằng vũ khí hạt nhân hoặc bị đe dọa gây hấn như vậy, Trung Quốc cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraina.

Điều này có nghĩa  là, việc ông Putin đe dọa hạt nhân đối với Ukraine, không chỉ tự tay xé bỏ cam kết lịch sử, hủy hoại uy tín của đất nước, mà còn đưa thẳng ông Tập Cận Bình tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Hành động của ông Putin đã làm thay đổi mô hình chiến lược toàn bộ Châu Â

Thay đổi thứ nhất: Đức kết thúc nhiều thập niên ôn hoà

Sau khi ông Putin tuyên bố đe dọa hạt nhân, Đức gần như chấm dứt ngay lập tức chính sách xoa dịu kéo dài hàng thập niên; đồng thời chính sách thân Nga có phần thận trọng của bà Merkel cũng bị chấm dứt.

Hôm 27/2, Thủ tướng Đức Schultz đã tuyên bố giải phóng ngay lập tức 100 tỷ euro cho việc thay thế các thiết bị quân sự. Đồng thời, Đức sẽ tăng đáng kể chi tiêu quân sự trong tương lai, và sẽ đầu tư hơn 2% GDP vào quốc phòng, con số này đã vượt quá tiêu chuẩn của các thành viên NATO và đứng thứ ba trên thế giới.

Ngoài ra, Đức sẽ xây dựng hải cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng mới, bổ sung trữ lượng than và khí đốt tự nhiên, đẩy nhanh việc thúc đẩy năng lượng tái tạo và triển khai lực lượng vũ trang của Cộng hòa Liên bang Đức mới ở các quốc gia phía đông NATO.

Nói một cách dễ hiểu, Đức tạm biệt chủ nghĩa hòa bình thời hậu Thế chiến II chỉ trong một đêm và bắt đầu bắt tay vào con đường xây dựng lại lực lượng vũ trang của mình.

Thay đổi thứ hai: Kích hoạt phổ biến hạt nhân

Hôm 27/2, Belarus tuyên bố nước này đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để thông qua việc loại bỏ quy chế phi hạt nhân ra khỏi hiến pháp mới. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã có bài phát biểu trước công chúng tại một điểm bỏ phiếu, tuyên bố rằng ông có thể yêu cầu Nga trả lại vũ khí hạt nhân cho Belarus.

Nếu Belarus lấy lại được vũ khí hạt nhân thì Ukraine và Kazakhstan cũng có thể lấy lại vũ khí hạt nhân bởi vì họ đều là các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập SNG  và từng được trang bị vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh đó, ở Châu Á, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cũng tuyên bố công khai trong một chương trình trên kênh Fuji TV rằng Nhật Bản cũng nên chính thức thảo luận về chính sách “chia sẻ hạt nhân”.

Cái gọi là chính sách chia sẻ hạt nhân đề cập đến việc cho phép triển khai vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ ở Nhật Bản nhằm mục đích bảo vệ hạt nhân. Mô hình này đã được một số thành viên NATO áp dụng.

Lý do khiến cựu Thủ tướng Abe bất ngờ đưa ra nhận xét đáng kinh ngạc như vậy là do ông Putin đã xé bỏ thỏa thuận Budapest và tấn công Ukraine, quốc gia đã từ bỏ vũ khí hạt nhân. Theo ông Abe, Nga vốn là một cường quốc hạt nhân, dựa vào sức mạnh của mình, muốn xâm lược thì sẽ xâm lược, nếu không thắng được sẽ dùng vũ khí hạt nhân để uy hiếp. Hậu quả nghiêm trọng của hành vi phi lý này là thúc đẩy các nước sẵn sàng tự bảo vệ mình bằng vũ khí hạt nhân. 

Thay đổi thứ 3: Toàn cầu chống Nga, tham chiếu cho Trung Quốc

Cho đến nay, ông Putin chưa đạt được tiến bộ thực chất nào trên chiến trường Ukraine, nhưng Ukraine đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc gia nhập Liên minh châu Âu và thậm chí là có thể gia nhập NATO ở bước tiếp theo.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen đã có một tuyên bố quan trọng, khi công khai khẳng định Ukraine là thành viên của Liên minh châu Âu. Phía Ukraine đã xác nhận thông tin này.

Đồng thời, EU cũng có động thái chưa từng có, đầu tư tới 500 triệu euro để giúp Ukraine mua hệ thống phòng không, vũ khí chống tăng, nhiều loại đạn dược và thậm chí cả máy bay chiến đấu. Von der Leyen không giấu giếm rằng việc mua vũ khí là một bước đầu.

Đây là một bước tiến quan trọng bởi vì Liên minh châu Âu luôn có một điều cấm kỵ là không cung cấp vũ khí trong các cuộc chiến tranh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử của khối xảy ra điều này, và nó đã dẫn đến sự thay đổi lớn về lập trường cơ bản của nhiều quốc gia châu Âu.

Ngay cả Thụy Sĩ, một quốc gia trung lập vĩnh viễn, đã tuyên bố tham gia vào các lệnh trừng phạt chống lại Nga, tài sản của ông Putin và một số bộ trưởng Nga ở Thụy Sĩ bị đưa vào tầm ngắm. Không chỉ các nước châu Âu và Mỹ, mà cả các nền kinh tế phát triển ở châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản đều đồng ý cắt đứt kết nối giữa Nga và hệ thống SWIFT.

Đặc biệt, Ấn Độ, quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Nga và có liên minh quân sự trên thực tế với Kremlin, cũng đã thông báo rằng Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (SBI) đã ngừng xử lý tất cả các giao dịch liên quan đến các thực thể Nga bị trừng phạt.

Không chỉ vậy, nhiều liên đoàn bóng đá quốc gia đã tuyên bố từ chối tham gia bất kỳ trận đấu nào có đội tuyển bóng đá Nga, “Russia Today” và “ Hãng thông tấn vệ tinh của Nga “Hai gã khổng lồ truyền thông  Nga cũng bị cấm. Google cấm quảng cáo cho các kênh truyền thông Nga trên nền tảng của họ, Google Map cũng tắt định vị vệ tinh….

Tất cả những thông tin này cho chúng ta thấy: toàn bộ cộng đồng quốc tế đang hoàn toàn “phi Nga hóa”. Toàn bộ cộng đồng quốc tế, từ nhà nước đến các công ty tư nhân, từ thế giới thực đến không gian mạng, đều ủng hộ mạnh mẽ Ukraine. 

Đứng về phía Ukraine mà nói, họ đã chiến thắng trên mặt trận thông tin.

Đối với Nga, ông Putin đang đối mặt với hàng chục các cuộc biểu tình quy mô lớn và việc ông Putin bắt giữ hơn 6.000 người đã không ngăn được làn sóng này. 

Như vậy có thể thấy, cục diện đang nghiêng về Ukraine và các nước phương Tây. Còn ông Putin thì ở thế tiến thoái lưỡng nan khi bị tấn công đòn kép: cả về quân sự lẫn tài chính, cả mặt trận quốc tế lẫn trong nước. Tất cả đều là nước cờ khó khăn đối với ông ấy. 

Điều này cũng là một cảnh báo tham chiếu cho chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nếu họ xâm lược Đài Loan. Ba ngày trước Trung Quốc còn tuyên truyền kiểu “Ukraine hôm nay, Đài Loan ngày mai”, thì bây giờ, hình ảnh đó đã bi đảo chiều và bắt đầu chuyển sang mô hình “Nga hôm nay, ĐCSTQ ngày mai”.