Một phần, rừng phòng hộ ven biển tại Huế; đã bị chặt phá nghiêm trọng dù đã được cảnh báo cần bảo vệ. Hành vi ngang nhiên, bán rừng trái phép của chính quyền địa phương đang khiến dư luận phẫn nộ; đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ hiện nay.
- TP.HCM: Hỏa hoạn dữ dội thiêu rụi nhiều ki-ốt tại Chợ Lô 6, An Nhơn Tây
- Tranh chấp đất đai, người đàn ông dùng súng tự chế bắn anh họ tử vong tại Tây Ninh
- Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, vượt ngưỡng toàn cầu
Ngày 15/7, UBND TP Huế đã chính thức báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy Huế liên quan đến vụ việc phá rừng phòng hộ nghiêm trọng tại phường Phong Quảng, làm dấy lên nhiều lo ngại về việc buông lỏng quản lý tài nguyên rừng tại địa phương.
Tóm tắt nội dung
Rừng phòng hộ bị “hô biến” thành rừng sản xuất để bán lấy tiền
Theo báo cáo, tổng diện tích rừng bị chặt phá tại phường Phong Quảng là 3,1416 ha, trong đó 2,5843 ha thuộc rừng phòng hộ và phần còn lại là rừng sản xuất. Có tới 1.461 cây keo lưỡi liềm đã bị đốn hạ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng cát ven biển.
Khu rừng, là một phần của Dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển triển khai từ năm 2008; trước đây thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý dự án;sau đó giao khoán cho nhóm hộ dân chăm sóc, bảo vệ. Từ năm 2020, UBND xã Quảng Công (trước khi sáp nhập) tiếp quản quản lý trực tiếp.

Vi phạm bất chấp cảnh báo của kiểm lâm
Đáng chú ý, trước thời điểm xảy ra chặt phá, Hạt Kiểm lâm Quảng Điền đã phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và xác nhận khu vực này là rừng phòng hộ, yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường bảo vệ. Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau, xã Quảng Công vẫn tiến hành bán rừng cho cá nhân để khai thác gỗ, phớt lờ cảnh báo của lực lượng chức năng.
Thanh lý rừng bất thường với giá “bèo” 85 triệu đồng
Ngày 19/2/2025, ông Nguyễn Đình Thông, Chủ tịch UBND xã Quảng Công (cũ), đã chủ trì cuộc họp thống nhất việc thanh lý 8 ha rừng sản xuất cho ông Nguyễn Văn Quốc (trú tại TP Huế) với giá chỉ 85 triệu đồng.
Tuy nhiên, diện tích thực tế bị khai thác chỉ là 3,1416 ha, phần lớn là rừng phòng hộ. Ông Quốc, đã thuê nhân công từ tỉnh Quảng Trị vào khai thác gỗ trong vòng 12 ngày; từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2025.
Dòng tiền mập mờ, nghi vấn chia chác nội bộ
Điều đáng lo ngại là dòng tiền sau thương vụ này không minh bạch:
- Ông Quốc chuyển 85 triệu vào tài khoản của thủ quỹ xã.
- Sau khi bị dừng khai thác, UBND xã yêu cầu hoàn trả tiền, và ông Quốc đã chuyển lại 30 triệu đồng cho ông Nguyễn Đình Thông (lúc này là Phó Chủ tịch phường Phong Quảng).
- Đồng thời, trao 35 triệu đồng tiền mặt cho ông Lê Nguyên Oai, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công tại phòng làm việc.
UBND TP Huế yêu cầu điều tra làm rõ, xử lý nghiêm cá nhân vi phạm
Trước diễn biến nghiêm trọng của vụ việc, UBND TP Huế chỉ đạo Công an TP Huế; khẩn trương điều tra và xử lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường TP tiếp tục củng cố hồ sơ; xác minh rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan.
Ông Trần Hữu Thùy Giang, Chánh Văn phòng UBND TP Huế, khẳng định: “Vụ việc sẽ được xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm; đảm bảo tính răn đe trong công tác bảo vệ rừng.”
Vụ việc không chỉ là sai phạm hành chính
Sự việc tại xã Quảng Công, đặt ra nhiều câu hỏi về năng lực, trách nhiệm; thậm chí là động cơ trục lợi cá nhân trong công tác quản lý rừng ở cấp xã. Bất chấp khuyến cáo từ kiểm lâm, việc lãnh đạo xã cố tình thanh lý diện tích rừng phòng hộ cho thấy sự buông lỏng kỷ cương, cần được xử lý làm gương.
Theo:QuangNhat baonguoilaodong.