Tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt vì mục tiêu zero Covid của Trung Quốc gây ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp nhỏ và là một trong những yếu tố khiến Ngân hàng Thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu, theo nhà báo James Kynge của tạp chí Financial Times.

Trong bài bình luận trên CNA, ông Kynge cho biết nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì mục tiêu “zero COVID” của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Nhiều thành phố lớn bị đóng cửa kéo dài và hàng triệu người phải xét nghiệm hàng loạt.

Người dân, doanh nghiệp khổ sở vì phong tỏa

Cả gia đình cô Zhang Weiya buộc phải ở yên trong căn hộ suốt 50 ngày trong thời gian Thượng Hải phong tỏa. Tháng trước cô mới được ra ngoài sau khi thành phố nới lỏng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.

Nhưng quận gần nhà cô lại bắt đầu bị phong tỏa. “Cánh tay của tôi đang run lên theo đúng nghĩa đen”, cô Zhang biết cảm xúc của cô khi biết tin.

“Không phải quận của chúng tôi đang bị phong tỏa, nhưng quận đó cách không xa. Tôi thực sự không biết mình có đủ sức khỏe tinh thần để có thể chịu đựng được một cuộc phong tỏa nữa hay không.”

“Chuyện này thật là nhảm nhí. Khi nào nó sẽ kết thúc?”, hỏi một chủ quán bar ở Bắc Kinh than thở.

“[Chính phủ] đang hủy hoại chúng tôi để cứu lấy thể diện của họ. Làm bộ làm tịch! Tại sao họ không dỡ bỏ các hình thức kiểm soát?”

Theo nhà báo Kynge, các doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu là tư nhân ở Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm trong năm nay vì các đợt phong tỏa.

Một cuộc khảo sát trực tuyến với 16.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ do Đại học Bắc Kinh, Ant Group và MYBank công bố cho thấy 40% doanh nghiệp không có đủ tiền mặt dự phòng cho một tháng nữa.

Kinh tế thế giới bị ảnh hưởng vì chính sách phong tỏa ở Trung Quốc

Ngân hàng Thế giới cho biết các vụ đóng cửa ở Trung Quốc, cùng với cuộc chiến ở Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng, là vài yếu tố dẫn đến việc cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm nay xuống còn 2,9%, giảm sâu so với mức tăng trưởng thực tế 5,7% vào năm 2021.

Nền kinh tế Trung Quốc chao đảo, trước bờ vực thảm họa, (ảnh ghép minh họa).
Nền kinh tế Trung Quốc chao đảo, trước bờ vực thảm họa (ảnh ghép minh họa).

Một số nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc có thể gặp phải một cuộc suy thoái GDP hiếm gặp trong quý 2 năm nay, làm dấy lên một số hy vọng rằng nước này có thể tung ra một gói kích thích cỡ lớn để cứu vãn hiệu quả hoạt động của chính mình.

Một số người hi vọng rằng động thái của Trung Quốc sẽ tạo ra một số động lực cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng điều này có thực sự khả thi không? “Có lẽ là không”, theo bà May Yan, giám đốc điều hành tại UBS, một ngân hàng đầu tư ở Hồng Kông.

Bà Yan nói: “Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc có thể quản lý một gói kích thích lớn ngay cả là vì lợi ích của riêng mình, chứ đừng nói đến việc giải cứu phần còn lại của thế giới.”

Bất chấp các biện pháp phong tỏa cực đoan của giới cầm quyền, virus corona vẫn lây lan ở Trung Quốc. Những tổn thất liên quan chính sách “zero Covid” của Trung Quốc ngày càng tích tụ và không có dấu hiệu giảm bớt, theo nhà báo James Kynge.

Từ Khóa: