Tranh chấp biên giới Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng leo thang. Bắc Kinh đã điều hàng ngàn binh sĩ chiếm đóng vùng đất từng do New Delhi tuần tra.
- Biển Đông: Philippines tăng cường đội tàu đối phó chiến thuật hung hăng của Trung Quốc
- Tại sao nhiều quốc gia châu Á tiếp tục lún sâu vào bẫy nợ Trung Quốc?
- Trung Quốc ‘lỗi thời’ khi dùng Chiến tranh Triều Tiên để tuyên truyền người dân chống Mỹ
Tờ SCMP ngày 2/11 dẫn nguồn quan chức Ấn Độ cho biết, các cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn Độ – Trung Quốc đã khiến New Delhi mất quyền kiểm soát khoảng 300 km2 đất dọc theo khu vực tranh chấp. Hiện binh lính Trung Quốc ngăn cản các cuộc tuần tra của Ấn Độ trong khu vực này.
Ấn Độ đã rất ngạc nhiên khi thấy quân đội Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự, chiếm giữ các đỉnh núi và điều hàng nghìn binh sĩ để ngăn cản các cuộc tuần tra của Ấn Độ.
Các quan chức Ấn Độ cho biết, New Delhi đã mất quyền kiểm soát khoảng 250 km2 đất ở Đồng bằng Depsang. Nơi này có những con đường quan trọng dẫn đến đèo Karakoram. Ấn Độ cũng mất 50 km2 đất ở Pangong Tso.
Văn phòng của Thủ tướng Modi, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Ấn Độ chưa đưa ra bình luận về thông tin này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố họ không thể bình luận về thông tin “chưa được kiểm chứng và không có nguồn gốc rõ ràng”.
Căng thẳng biên giới Trung Quốc- Ấn Độ tiếp tục leo thang
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Ấn Độ Bloomberg 2020, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar mô tả tình trạng bất ổn ở biên giới là nghiêm trọng, theo Bloomberg.
Ngoại trưởng cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra. “Nếu nền tảng của mối quan hệ bị xáo trộn, thì không thể lường trước được hậu quả”, ông Jaishankar nói.
Tháng 6, một cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Bắc Kinh không công bố con số thương vong.
Đêm 29/8, Ấn Độ điều hàng nghìn binh sĩ lên vùng đất cao, dọc theo một dải đất rộng hơn 40 km2 ở bờ nam của Pangong Tso. Điều này giúp New Delhi nắm rõ hoạt động của quân đội Bắc Kinh. Hành động này làm leo thang mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa hai nước.
Ngày 7/9, hai bên bắn nhau lần đầu tiên sau bốn thập kỷ. Kể từ đó, nhiều vòng đàm phán ngoại giao và quân sự cấp cao đã không thể xoa dịu tình trạng bất ổn ở biên giới.