Trung Quốc không ngừng khoe khoang về khả năng phòng không của mình, và cho biết đã tự phát triển được lực lượng không quân vượt trội. Tuy nhiên, khi gần đây Nga yêu cầu nước này hỗ trợ máy bay chiến đấu trong bối cảnh xung đột với Ukraine thì Bắc Kinh lại từ chối. Câu hỏi là, ‘tại sao’?

Dưới đây là ý chính trong bài phân tích của học giả Kanika Batra Arora trên tờ TFI Global :

Lý do Trung Quốc từ chối hỗ trợ Nga

Theo TFI Global, Trung Quốc biên chế cho không quân và hải quân khoảng 2.800 máy bay, không bao gồm máy bay không người lái và máy bay huấn luyện. Khoảng 2.250 chiếc trong số đó là máy bay chiến đấu chuyên dụng, trong đó 1.800 chiếc là tiêm kích. Lầu Năm Góc từng đánh giá Bắc Kinh hiện sở hữu lực lượng trên không lớn nhất châu Á và thứ ba thế giới.

Tuy nhiên, khi Nga gần đây đề nghị Trung Quốc hỗ trợ về máy bay chiến đấu thì nước này đã từ chối.

Câu trả lời là trong thập qua đã xảy ra một số trường hợp máy bay Trung Quốc bị rơi. Và Bắc Kinh lo sợ rằng thế giới sẽ biết về năng lực máy bay chiến đấu yếu kém của họ.

Tiêm kích J-16D đáp xuống Chu Hải, Trung Quốc, hồi tháng 9/2021 (ảnh: Twitter/TheBaseLeg).

Dấu vết máy bay chiến đấu bị rơi

Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang thất bại giống như cách nền kinh tế nước này đang sụp đổ. Gần đây trên mạng xuất hiện một đoạn video ghi lại cảnh máy bay chiến đấu J-16 rơi ở tỉnh Hà Nam. Máy bay Trung Quốc đã có một “danh tiếng tồi tệ”.

Theo CNN, vào tháng 11/2016, nữ phi công đầu tiên của Trung Quốc Yu Xu đã thiệt mạng sau khi hai máy bay của không quân nước này va chạm trong một nhiệm vụ huấn luyện. Hai năm trước đó, một chiếc Shenyang J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh bị rơi trong một chuyến bay huấn luyện và hai phi công thiệt mạng sau khi nhảy dù.

Đầu năm 2018, một máy bay của quân đội Trung Quốc cũng bị rơi trong khi huấn luyện. Tiếp đó, một máy bay chống ngầm Y-8 được cho là đã gặp nạn và mất liên lạc ở Biển Đông vào tháng 3/2022.

Theo tờ The Eur Asian Times, cuối tháng 4/2022, một máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến siêu thanh Hongdu JL-10 hoặc L-15 của Không quân Trung Quốc đã bị rơi tại làng Tào Lộ ở huyện Vũ Thành.

Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc được cho là đã bị rơi khi tập huấn (ảnh chụp báo TFI Global).

Là chuyên gia công nghệ đảo ngược nhưng thất bại trong phát triển động cơ đáng tin cậy

Bắc Kinh thường xuyên ca ngợi các máy bay chiến đấu của họ là biểu tượng cho sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, chúng từ lâu đã có một điểm yếu lớn – đó là khan hiếm động cơ chất lượng cao.

Trung Quốc nổi tiếng với khả năng thiết kế ngược các công nghệ nước ngoài và sản xuất các phiên bản nội địa. Hầu hết máy bay chiến đấu của Trung Quốc đều dựa trên những ý tưởng ăn cắp hoặc chế tạo ngược. Mặc dù Trung Quốc có đủ khả năng tiếp cận với các động cơ phản lực của Nga, nhưng nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chế tạo các thiết kế bản địa của riêng mình phần lớn đã không thành công. Vì vậy, nhiều quốc gia cho rằng thiết bị của Bắc Kinh có chất lượng cực kỳ kém.

Một chiếc tàu ngầm Trung Quốc năm 2005 (ảnh: Wikimedia Commons).
Một chiếc tàu ngầm Trung Quốc năm 2005 (ảnh: Wikimedia Commons).

Thái Lan gần đây đã chấm dứt hợp đồng mua tàu ngầm với Trung Quốc. Theo thỏa thuận, động cơ của tàu ngầm phải được chế tạo tại Đức. Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể có được động cơ này vì các quy định của Đức ngăn nước này cung cấp động cơ cho Trung Quốc. Vì vậy, để giữ hợp đồng với Thái Lan, Bắc Kinh đã đề nghị đóng tàu ngầm với động cơ của Trung Quốc nhưng Thái Lan từ chối nhận.

Và bây giờ, khi Nga yêu cầu máy bay chiến đấu, Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối bất kỳ sự hỗ trợ nào. Mặc dù nó ám chỉ lý do cho việc rút lui vào phút cuối với Nga vì sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng thực tế Trung Quốc lo ngại rằng thế giới sẽ tìm hiểu về các máy bay chất lượng kém của họ.