Trong khi thế giới đang tập trung toàn bộ vào Nga, thì Trung Quốc cũng có mảnh đất trống của mình để gia tăng các hoạt động quân sự, gây bất ổn trong khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng liên tiếp gặp phải 3 đòn tấn công nhắm vào mình. Đây là 3 tổn thất cả về kinh tế lẫn chính trị.
Thất bại thứ 1: Giấc mơ đặt căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Papua New Guinea sụp đổ
Trung Quốc trong thời gian gần đây đã bộc lộ rõ động cơ hiếu chiến của mình, họ đang sử dụng biện pháp cưỡng bức kinh tế và quân sự trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Mục tiêu của Trung Quốc là lật đổ vị thế của Hoa Kỳ, họ cần làm suy yếu Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế, sau đó thì hất cẳng Mỹ ra khỏi tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Gần đây, Trung Quốc đã hoàn tất việc quân sự hóa ba hòn đảo ở Biển Đông. Họ cũng mới ký kết được một hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon. Đồng thời Bắc Kinh cũng cố gắng thiết lập các mối quan hệ kinh tế và an ninh với Papua New Guinea (PNG).
Chúng ta biết rằng, thông qua dự án vành đai và con đường, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở PNG. Ví dụ, nó đã tham gia vào việc phát triển Cảng Daru bao gồm một khu công nghiệp, cảng biển, doanh nghiệp, thương mại, v.v. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ cho các quốc gia tham gia dự án tận hưởng chiếc bánh vẽ đầy hấp dẫn. Còn thực tế thì Trung Quốc thường không giữ đúng cam kết của mình. Trung Quốc chỉ đầu tư và xây dựng những dự án đó để phục vụ mục đích quân sự.
Ví dụ, công ty Trung Quốc Huawei đã xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia với khoản vay 53 triệu đô la từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng Huawei đã tạo ra một trung tâm dữ liệu mà quân đội Trung Quốc đang sử dụng cho các mục đích quân sự.
Gần đây hơn, tòa nhà Trung tâm Noble tại PNG là một trong những dự án mà Trung Quốc thổi phồng là tòa nhà chọc trời “lộng lẫy và lấp lánh”. Nhưng khi nó chưa được xây xong thì đã bị bỏ phế vì người ta đã phát hiện 70 khiếm khuyết nguy hiểm của tòa nhà.
Với tất cả điều này, PNG đã lần lượt bị thất vọng. Trong khi đó, Úc đã thể hiện vai trò của mình với tư cách là nhà đầu tư lớn vào quốc gia này. Úc đã và đang hỗ trợ toàn diện cho PNG trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Ví dụ, để hỗ trợ PNG trong thời Covid-19, họ đã cung cấp khoảng 400 triệu USD dưới dạng khoản vay, để quốc gia này có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ cốt lõi của chính phủ, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Australia gần đây đã hứa trao 420 triệu USD cho nước láng giềng Thái Bình Dương này để nâng cấp các hải cảng chính. Cả hai quốc gia cũng chia sẻ tầm nhìn về một khu vực an ninh, ổn định và hòa bình.
Và đứng giữa lựa chọn Úc-Trung, tất nhiên PNG đã không từ chối hợp tác với Úc. Không phải chỉ đơn giản là lợi ích kinh tế mà còn là vì tính toàn vẹn của chủ quyền quốc gia. Việc lựa chọn hợp tác với Úc đồng nghĩa với việc giấc mộng đặt căn cứ quân sự ở Papua New Guinea của Trung Quốc đã tan tành mây khói hay sao. Đây là thất bại đầu tiên.
Thất bại thứ 2: Indonesia nói ‘không’ với các khoản đầu tư của Trung Quốc
Bắc Kinh tiếp tục đối mặt với những thách thức trong nỗ lực cải thiện hình ảnh của mình trên toàn Đông Nam Á. Theo báo cáo gần đây của Bloomberg, chỉ có 1 phần 3 số người Indonesia được khảo sát là ủng hộ các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này.
Chính phủ Indonesia và Trung Quốc đã ký một số thỏa thuận đầu tư. Trung Quốc cũng muốn tăng cường quan hệ với Indonesia để tiếp cận các nguồn tài nguyên và củng cố nền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, người dân Indonesia đã không chấp nhận Trung Quốc là đồng minh và đặt ra dấu hỏi khi nước này tham gia vào nền kinh tế của đất nước họ.
Tại sao người Indonesia lại chối từ miếng mồi béo bở từ hợp tác đầu tư với Trung Quốc?
Trung Quốc nổi tiếng với các khoản đầu tư vào các quốc gia nhỏ. Họ có các khoản đầu tư vào một số quốc gia châu Á, bao gồm Mông Cổ, Sri Lanka, Pakistan và Tajikistan. Tuy nhiên, nhờ các khoản đầu tư của Trung Quốc, ngày nay tất cả các quốc gia này đang phải đối mặt với những thảm họa kinh tế.
Các khoản đầu tư của Trung Quốc luôn đi kèm với những sợi dây vô hình. Đây là cách tiếp cận của họ trong một thời gian dài. Ngày nay, các quốc gia như Sri Lanka và Pakistan đã gần như phá sản do phụ thuộc quá nhiều vào tiền của Trung Quốc. Họ thậm chí còn bị tước bỏ chủ quyền đối với phần lãnh thổ của mình; ví dụ như Sri Lanka buộc phải nhượng cảng biển Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm, sau đó có thể kéo dài tới 198 năm. Ở các quốc gia châu Phi khác cũng đang phải chịu số phận tương tự.
Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm. Điển hình là tập đoàn bất động sản Evergrande, một thương hiệu cơ sở hạ tầng lớn, đang bị nợ nần chồng chất.
Tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm cũng là một điều đáng lo ngại đối với Trung Quốc. Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến chỉ tăng trưởng 5% trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 5,4%. Nhưng tốc độ tăng trưởng thậm chí có thể giảm xuống 4%.
Tất cả dữ liệu này khiến người Indonesia nghi ngờ hơn về các khoản đầu tư của Trung Quốc. Họ lo sợ rằng nền kinh tế này đang trên đà lao dốc sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ khi mà hai quốc gia được tăng cường hợp tác kinh tế.
Mặt khác, người Indonesia có lịch sử từ chối Trung Quốc. Từ lâu, người Indonesia đã nuôi dưỡng thái độ chống Trung Quốc. Họ đã chỉ trích làn sóng người di cư Trung Quốc. Tình cảm chống Trung Quốc này cũng gắn liền với sự phân biệt đối xử mà chính quyền bắc kinh dành cho người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Không giống như Tổng thống Indonesia Joko Widodo, người dân Indonesia tiếp tục lên tiếng phản đối Trung Quốc về vấn đề này.
Thất bại thứ 3: Trung Quốc mất trắng khi đầu tư ở Sri Lanka
Dự án Thành phố Cảng Colombo (PCC) là một dự án gây tranh cãi do Trung Quốc khởi xướng trong chuyến thăm Sri Lanka của Chủ tịch Tập Cận Bình vào năm 2014. Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 1,4 tỷ USD để giúp Thành phố này thu hồi 269 ha đất. Đổi lại, Trung Quốc giành được hợp đồng thuê 99 năm đối với khoảng 116 ha.
Bản thân dự án được định hình là một liên doanh giữa chính phủ Sri Lanka và một công ty con của công ty cơ sở hạ tầng nhà nước Trung Quốc.
Với những chi phí ban đầu kể trên, Trung Quốc cũng hy vọng sẽ thu được 14 tỷ USD khác để phát triển dự án trong thời gian 20 năm. Trung Quốc muốn tạo ra một Dubai hoặc Singapore mới, chỉ khác ở 1 điểm đó là nó sẽ là thuộc địa của Trung Quốc.
Tuy nhiên, kế hoạch của Trung Quốc đang bị chia cắt. Sri Lanka hiện đang bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị lớn. Nội các của chính phủ nước này đã từ chức, điều này cho thấy tình hình tồi tệ như thế nào.
Và sau đó, tình trạng bất ổn xã hội ngày càng gia tăng trong nước do lạm phát ngày càng tăng và cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc. Dự trữ ngoại hối giảm dần của Sri Lanka đã làm tăng khả năng nước này vỡ nợ nước ngoài với số nợ trị giá khoảng 6,9 tỷ USD. Ngoài ra, quốc đảo này cũng có nguy cơ không thể chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men.
Vì vậy, các nhà đầu tư chắc chắn cảm thấy không yên tâm khi đầu tư vào thành phố cảng Colombo. Các nhà phân tích tin rằng nơi đây sẽ không thể tránh khỏi ảnh hưởng bởi tình trạng hỗn loạn trong nền kinh tế Sri Lanka.
Do đó, Sri Lanka muốn Ấn Độ đầu tư vào dự án. Colombo đang cố gắng thuyết phục New Delhi rằng dự án này không thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Theo trích dẫn của báo cáo từ Print, người phát ngôn chính thức của Ủy ban Kinh tế Thành phố Cảng Colombo tuyên bố rằng dự án này “không” liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Đồng thời tuyên bố rằng Colombo “không có nợ”. Và các công ty đầu tư của Ấn Độ có thể “thu được lợi ích lâu dài” bằng cách bỏ tiền của họ vào dự án.
Cuối cùng vị quan chức này kết luận dự án “không thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc mà là của chính phủ Sri Lanka”. Ông nói rằng quyền sở hữu của Trung Quốc là một “điều viển vông” cần “bị phá bỏ”.
Sri Lanka sẽ thuyết phục Ấn Độ đầu tư vào dự án, ngăn không cho thành phố cảng Colombo trở thành thuộc địa của Trung Quốc, nếu không dự án sẽ thất bại và chìm nghỉm. Trong cả hai trường hợp, đầu tư của Trung Quốc đều đổ xuống sông xuống biển.
Trung Quốc đang muốn lái sự tập trung của thế giới vào Nga. Và nước này sẽ thúc đẩy âm mưu của mình trong khu vực. Đặc biệt là các vấn đề liên quan tới Biển Đông.