Công ty tài trợ cho dự án Vành đai con đường của ông Tập Cận Bình đã phá sản. Dự án này bị đánh giá là một thảm họa kinh tế. Bất chấp mục đích dự án này có thể được quân sự hoá, Sáng kiến vành đai con đường có thể khiến Trung Quốc phải chịu rủi ro về an ninh.

Vành đai con đường: Thảm họa kinh tế

Chúng ta biết rằng, Trung Quốc đã ấp ủ một kế hoạch lật đổ vị thế Hoa Kỳ và trở thành lãnh đạo quốc tế vào năm 2030. Muốn làm được vậy, Trung Quốc phải có tiềm lực tài chính cực kỳ mạnh mẽ. Bắc Kinh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế với hai con số mỗi năm trong khoảng một thập kỷ tới.

Dự án vành đai và con đường BRI được coi là những vòi bạch tuộc để Trung Quốc  trói buộc sự các quốc gia  bằng bẫy nợ. Nó biến các quốc gia đó trở thành thuộc địa của Trung Quốc . Đây là một công cụ để thực hiện sự tiếp quản của nền kinh tế tân thuộc địa này đối với trật tự thế giới tư bản. Tuy nhiên, mục tiêu đó hiện đang bị chậm lại đáng kể so với kế hoạch. Phần lớn Các công ty tài trợ cho các chương trình nghị sự này của Tập Cận Bình đã bị phá sản.

Các dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc gây tổn hại về môi trường, sức khỏe và sinh kế của người dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh chụp các công nhân làm việc trong dự án đường sắt Trung Quốc - Lào (ảnh: Twitter).
Các dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc gây tổn hại về môi trường, sức khỏe và sinh kế của người dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh chụp các công nhân làm việc trong dự án đường sắt Trung Quốc – Lào (ảnh: Twitter).

Theo báo cáo của Aninews, Tập đoàn An ninh Hải ngoại Trung Quốc (COSG), một tổ chức trực thuộc quân đội Trung Quốc đã phá sản. Theo truyền thông địa phương, công ty này của Trung Quốc, vốn cung cấp an ninh cho các dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ở các quốc gia khác, hiện đang đối mặt với những thách thức về tài chính vì hầu hết các dự án mà nó cung cấp dịch vụ đều không có lãi. 

Các công ty và ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc hầu hết đều tham gia vào các khoản đầu tư cho dự án vành đai con đường. Nhưng Trung Quốc độc quyền cho vay và thi công xây dựng cơ sở hạ tầng. Tức là, họ tự làm từ a-z, từ giám sát thi công cho tới công nhân đều là người Trung Quốc. Việc độc quyền này khiến cho vấn đề tham nhũng ngày càng gia tăng. Do không có yếu tố cạnh tranh và sự tham gia đấu thầu công khai của các khu vực thương mại, cho nên nó tạo ra việc đội giá vốn, thiếu minh bạch,… tất cả tạo thành bẫy nợ đối với quốc gia tham gia dự án này.

Một công trường xây dựng dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc ở châu Phi. Vài ngày trước lễ kỉ niệm 2 năm Mali tha gia Vành đai Con đường, các tay súng đã bắt cóc 3 công nhân Trung Quốc tại công trường làm đường ở Mali. Ảnh chụp màn hình Youtube.
Một công trường xây dựng dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc ở châu Phi. Vài ngày trước lễ kỉ niệm 2 năm Mali tha gia Vành đai Con đường, các tay súng đã bắt cóc 3 công nhân Trung Quốc tại công trường làm đường ở Mali. Ảnh chụp màn hình Youtube.

Hiện nay, ít nhất 236 dự án BRI lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do nợ. Trung Quốc đã gồng mình quá sức và hiện không thể duy trì chương trình viện trợ. Ngoài ra, vấn đề kinh tế trì trệ của Trung Quốc sau khi bùng phát COVID-19 đã dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt.

Tập đoàn An ninh Hải ngoại Trung Quốc hoạt động ở nhiều quốc gia, bao gồm Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Campuchia, Mozambique, Nam Phi và Thái Lan. Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với sự khó chịu ngày càng gia tăng ở một số  quốc gia  trải dài từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu do kết quả của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Một số quốc gia đã quyết định chấm dứt các dự án BRI cao cấp, trong khi những quốc gia khác quyết định cân nhắc lại lợi ích và rủi ro của việc tham gia dự án này.

Ông Tập Cận Bình đã cho ra đời Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), là một chương trình cơ sở hạ tầng rộng lớn trên toàn thế giới bao gồm gần 140 quốc gia và tiêu tốn đến hơn 1 nghìn tỷ đô la trong các dự án liên quan đến năng lượng, giao thông vận tải, mạng kỹ thuật số và thương mại.

Học giả Abhyoday Sisodia cho rằng, sáng kiến vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc rộng lớn trên khắp thế giới. Khi nền kinh tế của Bắc Kinh bấp bênh thì ông Tập Cận Bình sẵn sàng quân sự hóa BRI, (ảnh chụp báo Atithi Dewo Bhawa).
Sáng kiến vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc bao phủ khắp thế giới. Khi nền kinh tế của Bắc Kinh bấp bênh thì ông Tập Cận Bình sẵn sàng quân sự hóa BRI (ảnh chụp báo Atithi Dewo Bhawa).

Vành đai con đường được các quan chức Trung Quốc coi là quan hệ đối tác “đôi bên cùng có lợi”, hoàn toàn tập trung vào phát triển và kết nối. Lúc này Trung Quốc đóng vai trò như 1 đối tác thân thiện để củng cố hình ảnh một Trung Quốc mang tới sự thịnh vượng toàn cầu. Trong giai đoạn đầu này, Bắc Kinh đã liên tục che đậy các tác động địa chiến lược của đại dự án và mối quan hệ của nó với Quân Giải phóng Nhân dân. Nó đã cố gắng để xây dựng hình ảnh thân thiện với cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc vẽ ra các tiềm năng và những lời mời gọi mà không quốc gia nào có thể từ chối, trong đó không ít các quốc gia phát triển đã tham gia vào dự án này.  Tuy nhiên, sau khi củng cố quyền lực hơn nữa dưới tay mình, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai hơn và chẳng cần cố gắng che đậy kế hoạch thật sự.

Kể từ sau Đại dịch, nhiều chính phủ đã trở nên lo lắng về các động cơ thầm kín đằng sau các dự án BRI, nhiều trong số đó tiềm ẩn cả nguy cơ về thương mại, và cả quân sự. và chúng ngày càng được kết nối với các công nghệ kỹ thuật số và hệ thống vệ tinh của Trung Quốc.

BRI là đường cao tốc quốc tế để Trung Quốc gửi quân đến bất kỳ đâu trên thế giới

Hoa Nam buổi sáng ngày 13/3 đưa tin, một nhóm thảo luận quân sự tại Bắc Kinh tập trung vào các biện pháp bảo vệ pháp lý mạnh mẽ hơn đối với an ninh và quyền của Trung Quốc trong lãnh hải và không phận của họ. 

Trong  cuộc thảo luận, các đại biểu thuộc lực lượng vũ trang và các chuyên gia luật quân sự cho biết: họ có thể huy động tất cả các công cụ  từ pháp lý cho đến việc triển khai quân sự ở nước ngoài để bảo vệ con người, tài sản và doanh nghiệp, cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân Trung Quốc trong các hoạt động ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc, Trung Quốc có thể điều quân tới tất cả những nơi mà dự án Vành đai và Con đường hiện diện dưới danh nghĩa gìn giữ và bảo vệ hoà bình, hay bảo vệ cơ sở vật chất của Trung Quốc ở đó.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một lễ duyệt binh vào tháng 3/2017 (ảnh chụp màn hình Tân Hoa Xã qua NYT).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một lễ duyệt binh vào tháng 3/2017 (ảnh chụp màn hình Tân Hoa Xã qua NYT).

Chúng ta biết rằng, các tuyến đường, các cơ sở hạ tầng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cung cấp cho Bắc Kinh một phương tiện linh hoạt để hỗ trợ các mục tiêu kinh tế và đối ngoại, cũng như thực hiện nhiều động cơ dưới 1 danh nghĩa. Dự án này kết nối với Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa, Con đường Tơ lụa trên biển, Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, Hành lang Thông tin Không gian BRI và Con đường Tơ lụa Y tế, tất cả đều nằm trong số đó. Quý vị có thể tưởng tượng mô hình của 1 cái ô để hình dung ra điều này. Nói cách khác, dự án vành đai con đường này là trục chính, nhưng các dự án mà chúng tôi vừa liệt kê đóng vai trò là những cái xương xung quanh chiếc ô. 

Điều này lý giải cho việc các cơ sở hạ tầng được xây dựng bên ngoài Trung Quốc cũng phải phù hợp với các tiêu chuẩn quân sự, theo luật pháp Trung Quốc. Các quy tắc này cho phép quân đội sử dụng tàu, cơ sở và tài sản khác của các doanh nghiệp Trung Quốc. Tất cả nhằm mục tiêu kết hợp dân sự – quân sự với nhau bao gồm cả khả năng thương mại và quốc phòng trong cơ sở hạ tầng BRI và công nghệ liên quan.

Cho đến nay, chiến lược của Bắc Kinh là tạo cơ sở cho việc sử dụng BRI cho quân đội trong khi tránh để lộ bất kỳ dấu hiệu đỏ nào. Nhiều hải cảng trong dự án tuân theo quy hoạch phát triển đa chức năng, trong đó kết hợp cảng với các khu công nghiệp và các lĩnh vực hỗ trợ như dịch vụ đóng và sửa chữa tàu để tăng khả năng tiếp nhận tàu Trung Quốc, đặc biệt là các tàu hải quân. Tiện ích quân sự tiềm năng của cảng được tăng cường nhờ sự hiện diện của các công ty quốc doanh và thương mại Trung Quốc. 

Tuy nhiên, Dự án vành đai con đường của Trung Quốc dẫu cho được tính toán kỹ và lên kế hoạch chi tiết đến đâu, thì cũng có mặt trái của nó. 

Dự án của ông Tập đã khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương về an ninh

Trung Quốc đang tranh luận về các quy định quân sự của mình vào thời điểm mà căng thẳng đang ở mức cao trên nhiều mặt trận, từ ngoại giao, kinh tế, chính trị… Bắc Kinh đang vướng vào một số cuộc xung đột biên giới và mối quan hệ ngày càng xấu đi với Hoa Kỳ đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột quân sự. Hoa Kỳ thường xuyên cử các nhóm tấn công hàng không mẫu hạm đến Biển Đông, khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun cho biết các tàu cá Trung Quốc liên tục gây hấn ở Biển Đông
Báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun cho biết các tàu cá Trung Quốc liên tục gây hấn ở Biển Đông (ảnh chụp màn hình bignewsnetwork.com).

Tại eo biển tranh chấp, Philippines cũng đã cáo buộc lực lượng tuần duyên Trung Quốc cản trở và bắn vòi rồng vào các tàu tiếp tế của nước này. Năm ngoái, hoạt động của Quân đội Trung Quốc tại eo biển Đài Loan đã đạt mức cao mới, trong khi Mỹ thông qua thương vụ bán thiết bị và dịch vụ quân sự trị giá 100 triệu USD cho Đài Bắc.

Kể từ năm 2020, Trung Quốc và Ấn Độ đã tham gia vào cuộc tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya. Sau nhiều vòng đàm phán ngoại giao và quân sự, căng thẳng giữa hai nước vẫn ở mức cao. Quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông, còn được gọi là Senkakus ở Nhật Bản, cũng tạo ra những căng thẳng ngoại giao giữa cả Bắc Kinh và Tokyo.

Như vậy có thể thấy, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều kẻ thù hơn. Vì vậy, các tuyến đường cao tốc giúp Bắc Kinh có thể điều quân đi bất kỳ nơi đâu trên thế giới, cũng chính là công cụ tốt nhất để giúp các đối thủ của Trung Quốc  mở ra các tuyến đường cho cuộc hành quân để tấn công Bắc Kinh.

Mặt khác, như đã thảo luận ở trên, Bắc Kinh không còn có thể tài trợ cho các dự án BRI do tình hình kinh tế bấp bênh của mình. Nếu các cuộc xung đột xảy ra và Trung Quốc là mục tiêu của các cuộc tấn công quân sự, thì việc Bắc Kinh sẵn sàng quân sự hóa BRI và củng cố những lợi ích đã có ở nước ngoài cũng có thể phản tác dụng, bởi vì chính phủ ở các quốc gia sẽ không thể che giấu sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở sân sau của họ với  người dân của mình.

Mà người dân ở hầu hết các quốc gia nằm trong dự án Vành đai và con đường đều bất mãn và có tư duy chống lại Trung Quốc. Họ thấy rằng, ở đâu có dấu chân của Trung Quốc, ở đó là những vấn đề về môi trường, về bóc lột lao động địa phương, về nghèo đói, chứ không phải là thịnh vượng chung mà Trung Quốc vẫn tung hô. Điều này kích hoạt phong trào chống Trung Quốc ngay ở đất nước sở tại. Tất nhiên, họ chẳng ngần ngại hợp tác với các thế lực đang muốn phá hoại các cơ sở kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Lúc này thì ngay cả chính phủ của nước đó dẫu cho muốn bảo vệ  cho Trung Quốc cũng khó lòng mà che chở được.