trung quoc se phai tra gia dat vi thoi ham doa o bien dong
Bức ảnh chụp ngày 2/6/2014, trong đó cho thấy một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (bên phải) sử dụng vòi rồng tấn công một tàu Kiểm ngư của Việt Nam gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam (ảnh chụp màn hình bức ảnh của Vietnam News Agency đăng trên NBC News).

Ông Kono nói: “Bất kỳ ai đang cố gắng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều phải trả một cái giá rất đắt”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết Trung Quốc đang cố gắng chuyển đổi các bãi đá và rạn san hô hoang vu thành một chuỗi các đảo nhân tạo được gia cường, trải rộng hàng trăm km ở Biển Đông. Ông nói rằng hành vi này đi ngược với yêu cầu của trật tự quốc tế.

“Điều đó đang gây mất ổn định”, ông Kono nói. “Một trật tự hàng hải tự do và cởi mở ở Biển Đông cũng quan trọng như bất kỳ nơi nào khác, những điều xảy ra ở đó sẽ khiến cộng đồng quốc tế quan tâm”.

CNN cho biết, bình luận của ông Kono là động thái mới nhất từ nhóm các nước đồng minh và Hoa Kỳ trong việc lên án các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tháng trước Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã kêu gọi các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ tăng cường gây áp lực lên Bắc Kinh về Biển Đông. Khi đó, ông Esper nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thể hiện “sự coi thường một cách trơ trẽn đối với các cam kết quốc tế” mà họ đã đưa ra về Biển Đông.

Bộ trưởng Esper phát biểu tại diễn đàn trực tuyến của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh: “Đừng nhầm lẫn, ĐCSTQ đã thực hiện hành vi này trong suốt nhiều năm. Nhưng ngày nay, ý đồ thực sự của họ mới được phơi bày toàn bộ cho tất cả mọi người thấy”.

Bộ trưởng Esper nói rằng liên minh thống nhất của Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác là điều rất quan trọng trong việc ngăn chặn Trung Quốc hăm dọa và cản trở các nước khác thực thi quyền lợi của mình trong khu vực.

Hôm 13/7, Hoa Kỳ đã chính thức bác bỏ yêu sách chủ quyền đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong một động thái tương tự, Australia, đồng minh của Mỹ, đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc để phủ nhận yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông vào ngày 24/7.