Các thiết bị camera giám sát do Trung Quốc sản xuất đang có mặt trên khắp thế giới, từ các nước láng giềng như Việt Nam, tới các nước phát triển phương Tây như Anh Quốc. Bắc Kinh đang sở hữu một mạng lưới giám sát lớn nhất thế giới.

Tại Anh Quốc, các nhà lập pháp đã cảnh báo về vấn đề này, Nikkei Asia.

Từ Việt Nam đến Anh Quốc: Camera giám sát Trung Quốc phổ biến khắp thế giới

Nhà nhà lập pháp David Alton, thành viên của Hạ viện Anh, chỉ ra thực trạng đáng báo động: Các camera giám sát của công ty Trung Quốc có thể được tìm thấy “trên mọi con đường cao cấp” tại Anh Quốc.

Một trong các hãng camera giám sát phổ biến của Trung Quốc là Hikvision.

Theo dữ liệu do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thu thập, có hơn 3 triệu camera Hikvision được kết nối với internet suốt suốt 24 giờ trong ngày tại 33.000 thành phố trên khắp thế giới. London, thủ đô Anh Quốc, có nhiều camera được lắp đặt hơn bất kỳ thành phố nào của Hoa Kỳ hoặc Châu Âu.

Tính đến tháng 12 năm 2021, có 33.636 camera Hikvision ở London. Trong khi đó, ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng chỉ có 26.760 chiếc. Các thành phố châu Á khác cũng nằm trong tầm theo dõi của Hikivision bao gồm Seoul (32.067 camera); Thành phố Hồ Chí Minh (72.269 camera) và Bangkok (22.274).

Camera giám sát Trung Quốc có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam (ảnh: Telegrame).
Camera giám sát Trung Quốc có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam (ảnh: Telegrame).

“Thế giới đã tràn ngập các thiết bị giám sát của Trung Quốc, thường dưới chiêu bài phòng chống COVID-19”, Nikkei viết.

Ông Tasuku Kashiwamura, nhà nghiên cứu điều hành tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, cho biết, khó có thể ngăn chặn sự phổ biến toàn cầu của camera giám sát Trung Quốc, vì chúng rất rẻ và dễ sử dụng.

Chính quyền Trung Quốc là chủ sở hữu chính của Hikvision

Theo báo cáo tại CSIS, chính quyền Trung Quốc là một trong các chủ sở hữu của Hikvision, với 41,88% vốn chủ sở hữu.

Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) thuộc sở hữu nhà nước kiểm soát số cổ phần này thông qua các công ty con là Công ty TNHH Công nghệ Điện tử Trung Quốc HIK Group (CETHIK) và Viện Nghiên cứu số 52 CETC.

Hikvision tiết lộ rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu của CETC này là cổ đông của công ty camera giám sát. Dù vậy, Hikvision vẫn tự xây dựng thương hiệu của mình như thể một tập đoàn “độc lập”.

Việc Bắc Kinh có khả năng kiểm soát, thu thập dữ liệu từ các camera giám sát trên khắp thế giới là điều đáng lo ngại. Nhà lập pháp Anh Quốc Alton lưu ý rằng một tòa án nhân dân tại Anh đã ra phán quyết kết luận Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phạm tội diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ; và Hikvision đã hỗ trợ cho cuộc đàn áp đó.

Người Duy Ngô Nhĩ biểu tình ở Berlin, Đức, ngày 10/7/2009 để phản đối cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với người Hồi giáo ở Trung Quốc (ảnh: Flickr).
Người Duy Ngô Nhĩ biểu tình ở Berlin, Đức, ngày 10/7/2009 để phản đối cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với người Hồi giáo ở Trung Quốc (ảnh: Flickr).

Ông Alton nói rằng Hikvision đã “đồng lõa” vào cuộc diệt chủng bằng cách cung cấp các camera giám sát dày đặc ở Cân Cương.

Nghị sĩ Alton cũng cảnh báo về rủi ro các công ty Trung Quốc như Hikvision sẽ báo cáo dữ liệu từ các camera an ninh ở Anh cho giới chức Bắc Kinh.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, công ty camera giám sát Hikvision đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Chính phủ Mỹ đã ngừng mua Hikvision vào năm 2019 và một năm sau đó đã cấm các công ty Mỹ làm ăn kinh doanh với Hikvision, hoặc sử dụng các sản phẩm của Hikvision.

Từ Khóa: