Site icon MUC News

Ukraine đề nghị cung cấp khí đốt cho châu Âu để kiềm chế giá tăng và yêu cầu EU viện trợ thêm vũ khí

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal (ảnh: Chụp màn hình).

Hôm 5/9, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã gặp các nhà lãnh đạo châu Âu để yêu cầu thêm vũ khí và đề nghị Kiev có thể giúp hạ giá khí đốt. Phó Chủ tịch Uỷ ban EU Josep Borrell cam kết khối sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine hết mình.

Theo Reuters, Thủ tướng Shmyhal đã đưa ra đề xuất này khi đang tham dự hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hiệp hội EU-Ukraine tại Brussels (Bỉ). 

Ông nói: “Chúng tôi cần những vũ khí hiện đại hơn, chẳng hạn như phòng không, phòng thủ tên lửa và hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (phòng thủ điểm) thường được trang bị trên tàu của lực lượng hải quân”. 

Ông Shmyhal cũng yêu cầu NATO viện trợ thêm máy bay và xe bọc thép. 

Cùng với việc yêu cầu thêm vũ khí, Thủ tướng Shmyhal cho biết Kiev có thể giúp giảm giá khí đốt đang tăng cao trên toàn EU.

Ông nói: “30 tỷ mét khối là những gì chúng tôi có trong các kho khí đốt của mình, và chúng tôi có thể cung cấp một phần cho các đối tác châu Âu để thay thế Liên bang Nga trong thời điểm thị trường không ổn định” .

Tuần trước,  cuộc chiến năng lượng đang bùng phát trở nên căng thẳng khi G7 tuyên bố sẽ áp đặt giá tối đa đối với dầu của Nga. 

Điện Kremlin đã phản ứng bằng cách thông báo đóng cửa vô thời hạn đường ống Nord Stream 1, khiến giá khí đốt tăng vọt lên tới 30% vào hôm 5/9. 

Phó Chủ tịch Uỷ ban EU Josep Borrell nói rằng EU cam kết hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine bất kể điều gì xảy ra trong những tháng tới. Ông nói: “Chúng tôi sẽ cung cấp hỗ trợ về mặt chính trị, tài chính, nhân đạo và quân sự miễn là cần thiết và càng nhiều càng tốt”.

Chính phủ ở Kiev đã dựa vào nguồn vũ khí tài trợ của Mỹ và đồng minh châu Âu để chiến đấu đẩy lùi lực lượng Nga ra khỏi các vùng lãnh thổ mà họ đang kiểm soát.  

Bên cạnh sự hỗ trợ của phương Tây đối với lực lượng Ukraine, Mỹ và các đồng minh cũng đã tiến hành cuộc chiến kinh tế nhằm vào Moscow. 

Hàng nghìn lệnh trừng phạt đã được tung ra nhằm mục đích làm tê liệt nền kinh tế Nga và ngăn chặn Điện Kremlin vận hành chiến tranh, nhưng phần lớn đã phản tác dụng. Hiện châu Âu hiện đang gặp khó khăn bởi giá năng lượng cao khi Nga đã tìm được những người mua thay thế cho dầu và khí đốt của mình. 

Xem thêm: Trung Quốc đang quyết liệt bán lại khí đốt của Nga cho châu Âu: Một trục Năng lượng mới hình thành