Trung Quốc tiến cử Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ Công an và là thanh tra viên cấp một – Hồ Bân Sâm vào vị trí thành viên ủy ban điều hành của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vấp phải một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc giới thiệu ứng cử viên 

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, thường được gọi là Interpol, là một tổ chức quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác của cảnh sát trên toàn thế giới và kiểm soát tội phạm.

Interpol sẽ tổ chức một hội nghị tại Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 11 và bầu ra các thành viên mới của ủy ban điều hành. Sau khi Trung Quốc bắt giữ và kết án Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), cựu Chủ tịch Interpol, nước này đã giới thiệu Hồ Bân Sâm (Hu Binchen), Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ Công an và là thanh tra viên cấp một. Ông Hồ Bân Sâm là ứng viên Trung Quốc cạnh tranh vào ghế thành viên ủy ban điều hành của Interpol

Tuy nhiên đề cử của Trung Quốc vấp phải làn sóng chỉ trích. CNBC đưa tin, các chính trị gia nước ngoài và các nhóm nhân quyền lo ngại việc ứng cử viên Trung Quốc giành chiến thắng có thể khiến hàng nghìn người Trung Quốc bất đồng chính kiến ở nước ngoài gặp rủi ro. 

Theo báo cáo, với tư cách là một trong những ứng cử viên cho ủy ban điều hành khu vực châu Á, Hồ Bân Sâm sẽ cạnh tranh hai ghế với các ứng cử viên từ Singapore và Ấn Độ. Nếu cuộc tranh cử thành công, Hồ Bân Sâm sẽ trở thành một trong 13 thành viên giám sát Interpol. Ủy ban điều hành có quyền xây dựng chính sách tổng thể của Interpol và xác định tính chất của hội nghị hàng năm, chịu trách nhiệm giám sát công việc hàng ngày của Tổng thư ký, hỗ trợ xây dựng các kế hoạch và chính sách làm việc.

Từ lâu, Trung Quốc đã bị cáo buộc có những hành vi ngược đãi đối với người Duy Ngô Nhĩ, một nhóm dân tộc thiểu số sống ở tỉnh Tân Cương, tây bắc nước này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào tháng 3 cho biết Bắc Kinh đang tiếp tục “thực hiện hành vi diệt chủng và tội ác chống lại loài người” đối với dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Trung Quốc phủ nhận mọi cáo buộc lạm dụng ở  Tân Cương.

Làn sóng quốc tế phản đối ứng viên Trung Quốc

Năm mươi chính trị gia từ 20 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Úc và các nước Châu Âu, đã viết thư cho chính phủ của mình vào thứ Hai tuần trước nhằm kêu gọi phản đối việc bỏ phiếu cho của Hồ Bân Sâm.

Họ chỉ ra việc Trung Quốc đã nhiều lần lạm dụng Lệnh truy nã đỏ của Interpol để khủng bố một cách có hệ thống những người bất đồng chính kiến ​​lưu vong. Họ lo ngại rằng Đại hội Cảnh sát Hình sự Quốc tế có thể “bật đèn xanh” cho Bắc Kinh tiếp tục lợi dụng tổ chức thế giới này. Thông qua đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể “gây rủi ro lớn hơn” đối với những người bất đồng chính kiến ​​ở nước ngoài, như người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.

“Những người bất đồng chính kiến này sẽ trở thành nạn nhân cho việc bắt giam, tra tấn và bỏ tù một cách tùy tiện”, theo ông Irwin Cotler, thành viên của “Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về Chính sách Trung Quốc”, thành viên cấp cao của Quốc hội Canada, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada.

Ông nêu ví dụ là một nhà lãnh đạo Duy Ngô Nhĩ có tên là Dolkun Isa. Sau khi Trung Quốc ban hành trát đỏ, Isa đã bị cảnh sát Ý bắt giữ.

Ông Cotler nói: “Bởi vì Trung Quốc đã nhiều lần lạm dụng Interpol để làm cái cớ và bao che cho việc đàn áp xuyên quốc gia của họ ở nước ngoài, việc Hồ Bân Sâm được bầu vào ủy ban điều hành Interpol sẽ chỉ làm trầm trọng thêm ảnh hưởng quá mức và có hại hiện có của Trung Quốc. Việc bầu cho Trung Quốc sẽ chỉ phá hoại hơn nữa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ vốn đã bị Trung Quốc tấn công.”

Hồ sơ tồi tệ và tương lai mịt mù của Hồ Bân Sâm

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, Gloria Fung, chủ tịch của Liên đoàn Hồng Kông và Canada, nói rằng: Hồ Bân Sâm có một hồ sơ rất tồi về việc đàn áp nhân quyền. Bà trích dẫn Hồ Bân Sâm là một trong những người tổ chức chịu trách nhiệm về hệ thống Skynet (hệ thống sử dụng công nghệ tiên tiến để giám sát chặt chẽ xã hội dân sự Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông) và các hoạt động săn cáo.

Bà Fung nói: “Một khi Hồ Bân Sâm vào Ủy ban điều hành của Interpol, chúng ta có thể dự đoán rằng, tất cả dữ liệu lớn của cộng đồng quốc tế, cũng như thông tin nhạy cảm cao, cũng sẽ rơi vào tay của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Bắc Kinh lại chưa bao giờ tôn trọng luật lệ. Bạn không bao giờ biết khi nào nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ biết được bí mật hoặc dữ liệu của chúng ta, hoặc những hành động nào mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thực hiện để bắt giữ hàng nghìn người bất đồng chính kiến ​​bên ngoài Trung Quốc.”

Interpol được cho là có 19 cơ sở dữ liệu chứa hàng triệu mẩu thông tin, bao gồm hồ sơ sinh trắc học, thông tin chi tiết về tài sản bị đánh cắp, như hộ chiếu, phương tiện và vũ khí. Theo các nhà hoạt động lưu vong, Hồ Bân Sâm từng là Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Công an Trung Quốc kể từ năm 2014. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc củng cố quan hệ của Trung Quốc với các nước trục xuất người Duy Ngô Nhĩ (như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia, v.v.).

Khi Trung Quốc cạnh tranh vị trí ủy viên điều hành Interpol, Cao Ca (Gao Ge), vợ của Mạnh Hoành Vĩ, cựu chủ tịch Interpol, người đang thụ án ở Trung Quốc, đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với hãng thông tấn AP. “Con quái vật” là cách bà Cao Ca nói về chính phủ mà chồng bà đã làm việc. “Bởi vì chúng ăn con cái của họ.” Cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoàng Vĩ đã bị kết án 13 năm rưỡi tù giam vì tội tham nhũng vào năm 2020.

Về câu hỏi ứng cử viên của Hồ Bân Sâm, Cao Ca cho biết Hồ Bân Sâm là một người mà bà rất quen thuộc, anh ta từng là cấp dưới của Mạnh Hoàng Vĩ và đã làm việc cùng nhau gần 20 năm. Cao Ca đã biết Hồ Bân Sâm khoảng 10 năm.

Bà Cao Ca ước tính: Nếu Hồ Bân Sâm làm việc cho Interpol, tương lai của anh ta có thể không chắc chắn. Giữa bản chất con người và tinh thần đảng phái, Hồ Bân Sâm khó có thể có cả hai mặt.

Bà Cao Ca nói: Bây giờ Trung Quốc đang thanh trừng những độc tố từ vụ của Hoàng Mạnh Vĩ và thực hiện thanh lọc chính trị. Nếu Hồ Bân Sâm đồng cảm hoặc giúp đỡ chúng tôi, hoặc bày tỏ thiện chí với chúng tôi, thì có nghĩa là anh ta sẽ vi phạm kỷ luật đảng. Nếu phải chấp hành kỷ luật đảng thì anh ta cũng vứt bỏ nhân tính của chính mình.

Bà Cao Ca thậm chí còn tự hỏi liệu một ngày nào đó Hồ Bân Sâm sẽ biến mất như Mạnh Hoàng Vĩ không?