Nhật Bản đã cùng Mỹ và các nước phương Tây áp các lệnh trừng phạt đối với Nga. Chính phủ của ông Kishida dường như quên mất rằng, việc chống lại Nga, có thể khiến Nhật Bản đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro. Nhật Bản đã quyết định quay đầu hợp tác với Nga sau những bài học từ Ukraine.
Nhật Bản sẽ không từ bỏ hợp tác dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng Sakhalin-2 (LNG) ở Nga
Reuters ngày 31/3 đưa tin, Nhật Bản sẽ không từ bỏ cổ phần của mình trong dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng Sakhalin-2 (LNG) ở Nga vì nó cần thiết cho an ninh năng lượng, Thủ tướng Fumio Kishida đã cho biết hôm thứ Năm, và đây bình luận rõ ràng nhất của ông về kế hoạch cho sự phát triển.
Vậy dự án Sakhalin-2 quan trọng với Nhật Bản như thế nào?
Đây là dự án mà Nhật Bản đang cùng phát triển với Nga. Các công ty Nhật Bản Mitsui và Mitsubishi lần lượt kiểm soát 12,5% và 10% cổ phần trong dự án Sakhalin-2.
Dự án bao gồm việc phát triển mỏ dầu Piltun-Astokhskoye và mỏ khí đốt tự nhiên Lunskoye ngoài khơi đảo Sakhalin, và cơ sở hạ tầng liên quan trên đất liền.
Đối với một quốc gia thiếu khí đốt như Nhật Bản, việc ổn định chuỗi cung ứng năng lượng là mối quan tâm hàng đầu. Nhật Bản hiểu rằng việc làm suy yếu mối quan hệ với Nga sẽ phải trả giá đắt! Và nó có thể gây thiệt hại nặng nề cho an ninh năng lượng của Nhật Bản. Đối với Tokyo để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ Trung Đông, dự án khí đốt Sakhalin -2 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Về vấn đề này, Nikkei Asia báo cáo rằng trong khi các chuyến hàng có thể mất hơn hai tuần từ Qatar và ba tuần từ Mỹ để đến Đông Á, các nhà vận chuyển LNG từ Sakhalin có thể đến đây chỉ trong vài ngày.
Báo cáo cho biết: “LNG là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản từ Nga. Sakhalin-2 có thể sản xuất khoảng 10 triệu tấn LNG mỗi năm, tương đương hơn 10% lượng nhập khẩu hàng năm của Nhật Bản”. Vì vậy, dự án Sakhalin-2 thực sự có tầm quan trọng lớn đối với Tokyo.
Và vào thời điểm, khi chính châu Âu không thể chối từ việc nhập khẩu khí đốt từ Nga, Ấn Độ vẫn nhập khẩu dầu từ Nga, thì Nhật Bản cũng đã quyết định ưu tiên lợi ích của mình trước. Nhật Bản đã dám nhìn thẳng vào vấn đề, đó là nước này thừa nhận những khó khăn về an ninh và năng lượng mà họ phải đối mặt trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Nga. Và việc từ chối hủy bỏ dự án Sakhalin-2 với Nga là một quyết định sáng suốt. Đồng minh rất quan trọng, nhưng lợi ích quốc gia phải là ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, động thái này đã đưa ra một thông điệp rõ ràng tới Washington DC, việc Nhật Bản rời khỏi dự án Sakhalin-2 sẽ mang đến cho Trung Quốc cơ hội sở hữu khí đốt tự nhiên hóa lỏng giá rẻ. Điều này đi chệch khỏi chính sách đối ngoại hàng đầu của Nhật Bản. Đó là chống lại thách thức của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Không thể chỉ trông chờ vào Mỹ dưới thời Tổng thống Biden
Trước tiên, Nhật Bản nhìn thấy việc Mỹ dưới thời Tổng thống Biden đã giúp Taliban trở lại vị trí quyền lực của mình ở Afghanistan. Việc rút quân thất bại thảm hại của Biden vào năm ngoái đã làm hổ thẹn thể diện của một cường quốc số 1 thế giới. Và bây giờ, ông cũng đang để Ukraine rơi vào chiến tranh loạn lạc. Mỹ không còn là một nhà lãnh đạo thế giới sáng suốt, Mỹ của ngày hôm nay đã trở lại với sự yếu đuối và thỏa hiệp của đảng Dân chủ. Đã đến lúc các đồng minh nhận ra rằng, phải tự cứu lấy mình trong thời kỳ hỗn loạn này. Đây là điều mà một quốc gia như Nhật Bản cần lưu ý, bởi vì quốc gia này được bao quanh bởi các đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân hay nói một cách nhẹ nhàng hơn xung quanh họ là các ‘đối thủ cạnh tranh chiến lược’ găm đầy mình vũ khí hạt nhân.
Trong cuộc chiến Nga-Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bác bỏ đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy về việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, một phần vì Nhà Trắng tin rằng điều đó có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa lực lượng NATO và lực lượng Nga – và cuối cùng là chiến tranh hạt nhân.
Và nếu Trung Quốc, Triều Tiên, hay Nga tấn công Nhật Bản bằng tên lửa, như những gì mà Nga đã làm ở Ukraine, thì liệu Washington có thể hiện xu hướng tương tự như ở Ukraine không?
Điều này cũng không loại trừ.
Chính vì vậy mà trong một cuộc phỏng vấn với Japan Today, cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã nói: “Tôi nghĩ Nhật Bản nên sử dụng ngoại giao để cắt đứt các nỗ lực phối hợp giữa Trung Quốc và Nga, đồng thời tiến tới cải thiện quan hệ với Nga”. Ông kêu gọi tăng cường các nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản với Moscow, điều này sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nga. Shinzo Abe đã nhiều lần nói rõ rằng cần phải cắt đứt các mối quan hệ ngày càng tăng của Moscow với Bắc Kinh và Nhật Bản cần phải đóng một vai trò lớn trong việc này.
Ông có quan điểm này bởi vì ông nhận ra rằng nếu người Nhật không có khả năng phòng thủ trước Trung Quốc và Triều Tiên vốn có khả năng hạt nhân. Thêm vào đó là việc tuân theo các quy định tại Điều 9 của hiến pháp hòa bình, Nhật Bản luôn phải nương nhờ vào chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ để củng cố các vùng lãnh thổ của mình. Điều này đồng nghĩa với việc, Tokyo sẽ đưa tay chịu trói trước những đối thủ như Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Cho nên, đã đến lúc Nhật Bản tự phá bỏ xiềng xích của hiến pháp lỗi thời và phải dũng cảm để bảo vệ chính mình.
Mặt khác, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đang tăng lên. Nhật đang nhanh chóng quân sự hóa các đảo gần Trung Quốc. Tokyo thực sự đang chuẩn bị cho chiến tranh, nước này cần luôn ở tư thế sẵn sàng đối phó với rủi ro an ninh một cách chủ động. Và họ đang gửi một thông điệp đáng kinh ngạc tới chính quyền Biden – chúng tôi sẽ chống lại Trung Quốc, dù có Mỹ hay không.
Nhật Bản cần từ bỏ chương trình nghị sự chống hạt nhân
Ukraine đã từng là quốc gia có sức mạnh năng lượng hạt nhân, tuy nhiên, Ukraine đã lựa chọn cam kết phi hạt nhân hoá để đổi lại có sự đảm bảo an ninh. Nhưng giờ thì sao? không có đảm bảo nào được thực hiện.
Vấn đề thứ 2 là: kẽ hở trong thỏa thuận chia sẻ hạt nhân, theo thỏa thuận này, các nước chủ nhà như Đức và Ý đồng ý duy trì vũ khí hạt nhân của Mỹ tại các căn cứ của họ. Trong trường hợp khẩn cấp, các nước sở tại sẽ giúp đỡ trong việc chuyển tải. Sự phối hợp chặt chẽ cần thiết để xử lý những vũ khí nhạy cảm như vậy chắc chắn sẽ đưa các đồng minh xích lại gần nhau hơn.
Nhưng thực tế là thỏa thuận chia sẻ hạt nhân không đảm bảo Mỹ sẽ trả đũa hạt nhân nếu nước chủ nhà bị tấn công. Lựa chọn sử dụng vũ khí hạt nhân hoàn toàn là của Mỹ. Các nước chủ nhà “chỉ có thể quan sát bên lề những gì Mỹ quyết định”.
Trên thực tế, Nhật Bản có thể đã nghĩ đến lựa chọn ‘hạt nhân’ với Taro Kono, người dẫn đầu cuộc thăm dò trong cuộc đua của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, cũng là người ủng hộ ý tưởng trang bị cho Hải quân Nhật Bản các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mặc dù tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân không nhất thiết có nghĩa là tàu trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng nhận xét của Kono cho thấy Nhật Bản có thể chấp nhận sử dụng công nghệ hạt nhân trong các thiết bị quân sự.
Nhật Bản đã bắt tay vào những phát triển này. Họ hiểu rất rõ rằng, cần phải tập trung sức lực của mình để không phụ thuộc vào Mỹ một cách bất lực trong việc đảm bảo an ninh. Vì vậy, nước này cần phải phát triển năng lực hạt nhân để ngăn chặn bất kỳ khả năng xâm nhập nào của Trung Quốc.
Chúng ta biết rằng, Trung Quốc quyết tâm tăng cường sức mạnh quân sự của mình cho đến khi quân đội ngang bằng với Mỹ. Để trở thành một đối thủ nặng ký của Mỹ, các lực lượng Trung Quốc cần phải dựa trên khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của họ ở Biển Nhật Bản, nơi gần lục địa Mỹ hơn Biển Đông. Đó là lý do tại sao TQ luôn cố gắng chiếm lấy các quần đảo của Nhật Bản.
Trong thế chiến thứ 2, đế quốc Nhật Bản đã từng tấn công thẳng vào Mỹ từ quần đảo Kuril.
Do đó, nếu quân đội Trung Quốc chiếm được các quần đảo của Nhật Bản, nắm quyền kiểm soát đối với Biển Nhật Bản. Thì đây không phải là mối đe doạ an ninh của riêng Nhật Bản nữa, mà nó còn là mối đe doạ với cả Hoa Kỳ.
Cho nên, nếu Nhà trắng còn tiếp tục mơ màng trước Trung Quốc, thì đến lúc tỉnh giấc họ sẽ phải hoảng hồn và có thể là mất tất cả.