Thảm họa Trịnh Châu gây chấn động thế giới. Người dân Trung Quốc chưa hết bàng hoàng. Tuy nhiên lãnh đạo cao nhất của đất nước họ lại không một lần thị sát và ra lệnh điều tra để tìm ra sai phạm. Ông Tập Cận Bình đang tận hưởng ca hát múa vui trong chuyến thị sát ở Tây Tạng.

Chuyến viếng thăm và lịch trình của ông Tập Cận Bình tới Tây Tạng vào ngày 21 và ngày 22/7 được công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Đây là điều rất lạ, vì hầu hết những thông tin này đều được coi là bí mật trước đó.

Tại sao ông Tập Cận Bình không đến thăm vùng bị thiên tai và thể hiện lòng thương tiếc cho thảm họa ở Hà Nam, mà lại đi thị sát Tây Tạng?

Một số người nói rằng lý do là ông Tập muốn kỷ niệm 70 năm “giải phóng hòa bình” Tây Tạng. Quân đội Trung Quốc nổ súng xâm lược Tây Tạng vào năm 1950 và chính thức thành lập Khu tự trị Tây Tạng vào năm 1951.

Cũng có ý kiến ​​cho rằng nguyên nhân ông Tập không đến vùng thiên tai là để đảm bảo an toàn của lãnh đạo cấp cao.

Tuy nhiên, có một vài khía cạnh khác đáng lưu ý.

Không muốn chứng thực thảm họa Trịnh Châu?

Có ý kiến cho rằng ông Tập Cận Bình không đến vùng thảm họa là vì ông không muốn chứng thực thảm họa tại Trịnh Châu, Hà Nam; bởi vì điều này liên quan đến vấn đề lợi thế hệ thống của nhà cầm quyền Bắc Kinh, vốn được ông ấy đang hết sức phóng đại ra quốc tế.

Sau khi lũ lụt ở châu Âu nổ ra, đặc biệt là sau trận lũ lụt ở Đức, hệ thống truyền thông Trung Quốc lấy nước Đức làm ví dụ cho thấy hệ thống quản lý ở phương Tây đã thất bại như thế nào, kém hiệu quả ra sao, v.v. . Báo cáo của đài truyền hình nhà nước CCTV đã định hướng dư luận rằng, lũ lụt ở Đức là do vấn đề quản lý còn lũ lụt ở Trịnh Châu là do thiên tai.

Vào thời điểm này, nếu ông Tập thực hiện việc kiểm tra thị sát tại Hà Nam thì đồng thời thừa nhận rằng mức độ của thảm họa là nghiêm trọng đến mức ông phải trực tiếp chỉ đạo để ổn định tình hình. Điều này tương đương với việc ông Tập thừa nhận rằng trình độ quản trị của chính quyền ông ta là thiếu sót.

Mặt khác, việc truyền thông nhà nước Trung Quốc tham chiến vào cuộc chiến dư luận trong khi tích cực chỉ trích châu Âu, cũng là muốn khẳng định tính ưu việt của chế độ cầm quyền Bắc Kinh. Do đó mà con số thương vong thực sự sau thảm hoạ không được công bố một cách công khai. Và tất nhiên, ngoại giới nghi ngờ số liệu mà chính quyền Bắc Kinh cung cấp.

Tất cả cũng chỉ để dành thế chủ động cho quyền diễn ngôn quốc tế. Một lợi thế cho những chú sói lang khi xông trận.

Bao che cho hạ cấp?

Đài Á châu tự do ngày 23/7 đã đăng tải ý kiến của cư dân Trịnh Châu dưới bút danh ông Vương rằng, hầu hết mọi người trong cộng đồng WeChat của Hà Nam đang thảo luận về tình hình của khu vực thiên tai và những người mất tích. Họ không chú ý nhiều đến chuyến thăm Tây Tạng của Tập Cận Bình. Nhưng một số người cũng thảo luận về lý do tại sao ông Tập Cận Bình không ở Hà Nam. Ông Vương cho rằng việc ông Tập Cận Bình không thị sát Hà Nam là để tạo điều kiện cho các quan chức địa phương che đậy sự thật của thảm họa.

Ông Vương nói: Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ấy đã phá bỏ cái gọi là quy ước và không đến nơi xảy ra thảm họa. Họ cảm thấy rằng sự an toàn của họ là ưu tiên hàng đầu.

Ông Vương cho biết thêm, trước đây khi có thiên tai, nhiều hoạt động cứu trợ thiên tai do các tổ chức dân sự tự phát. Tuy nhiên các hoạt động do các tổ chức dân sự này cũng bị cấm đoán và gây khó dễ; nên trong trận lũ lụt ở Hà Nam đã không thấy các tổ chức dân sự đến tham gia. Người dân địa phương chỉ có thể tự giúp mình và giúp đỡ lẫn nhau.

Vào thời điểm tình hình lũ lụt đang thu hút sự chú ý trong và ngoài nước, truyền thông nhà nước Trung Quốc bắt đầu đưa tin về Thế vận hội Tokyo, đồng thời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình cũng chọn thăm Tây Tạng trong hai ngày và công bố một chiến lược mới để quản lý Tây Tạng.

Đây là chuyến thăm Tây Tạng đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo báo chí chính thống Trung Quốc. Chuyến công du Tây Tạng lần này của ông Tập Cận Bình nhằm kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng hòa bình Tây Tạng. Ông Tập nhấn mạnh rằng nếu không có ĐCSTQ thì sẽ không có Trung Quốc mới và Tây Tạng mới. Thậm chí cho rằng định hướng của ĐCSTQ ở Tây Tạng là hoàn toàn đúng đắn, đồng thời tuyên bố rằng sẽ thúc đẩy bảo vệ sinh thái và những thành tựu mới trong phát triển bền vững trên Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng .

Tầm quan trọng của Tây Tạng

Ngày 23/7, tờ Deutsche Welle (DW) đăng tải thông tin rằng, điểm dừng chân đáng chú ý nhất trong hành trình của ông Tập Cận Bình là Lhasa, thành phố Tây Tạng từng là quê hương của Đạt Lai Lạt Ma. Nhà lãnh đạo tôn giáo của Tây Tạng đang sống lưu vong ở Ấn Độ kể từ năm 1959; sau một cuộc nổi dậy thất bại chống lại sự thống trị của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đổ vốn đầu tư vào Tây Tạng nhằm thu phục và tẩy não người dân địa phương nơi đây. Mặt khác, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên vùng Himalaya trong nhiều thế kỷ và gửi quân đội vào năm 1950 để củng cố chủ quyền lãnh thổ của mình đối với Tây Tạng.

Một số khu vực sau đó trở thành Khu tự trị Tây Tạng và những khu vực khác được sáp nhập vào Trung Quốc. Mặc dù Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong từ năm 1959 và hiện đang ở Ấn Độ, tuy nhiên Bắc Kinh vẫn coi ông là một nhà lãnh đạo ly khai nguy hiểm.

Chuyến thăm Tây Tạng của ông Tập Cận Bình trùng với thời điểm quan hệ Trung-Ấn đang xấu đi. Thủ tướng Ấn Độ Modi hiếm khi gọi điện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuy nhiên ông Modi đã viết trên Twitter vào ngày 6/6 để chúc mừng sinh nhật lần thứ 86 của Đạt Lai Lạt Ma.

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng (ảnh: Flickr).
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng (ảnh: Flickr).

Đây là lần đầu tiên ông Modi xác nhận công khai một cuộc điện đàm với Đạt Lai Lạt Ma kể từ khi ông trở thành thủ tướng vào năm 2014.

Trong một động thái quan trọng đây là một tín hiệu mạnh mẽ mà Thủ tướng Modi gửi tới Bắc Kinh, lần đầu tiên kể từ năm 2015, Thủ tướng Narendra Modi đã công khai thừa nhận mong muốn rằng, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma.

Hơn nữa Tây Tạng nằm trên khu vực biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ, cũng được coi là có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh.

Cho nên đối với ông Tập mà nói, điều này còn quan trọng hơn cả việc hàng ngàn người dân Trịnh Châu đang sống dở chết dở.