Việt Nam đối mặt nguy cơ 4 dịch chồng nhau; Hà Nội: Trẻ mầm non có thể phải “bốc thăm” để được học hệ công lập; Thuốc Tamiflu tại Hà Nội lại cháy hàng, loạn giá do cúm A… là những nội dung nổi bật của bản tin sáng 28/7/2022.
Thuốc Tamiflu tại Hà Nội loạn giá do cúm A tăng bất thường
Theo VnExpress, nhiều trang chuyên bán hàng sỉ lẻ, hàng xách tay hay các hội nhóm cư dân… rao bán thuốc Tamiflu, giá trung bình từ một triệu đến triệu rưỡi một vỉ. Ở một số nhà thuốc, giá sản phẩm cũng bị đẩy lên gấp đôi.
Một người bán hàng ở Cầu Giấy cho biết, hơn một tuần nay không đủ thuốc để bán, nhập hàng không kịp, thậm chí không dám lấy nhiều vì giá nhập cao “cắt cổ”. Chị nói, dịch cúm A thường xảy ra vào mùa đông xuân, lúc này các cửa hàng mới nhập sản phẩm nhiều. Năm nay, dịch bệnh diễn biến bất thường, giá thuốc vốn chỉ 400.000 đồng một vỉ, nay lên đến cả triệu đồng, thay đổi từng ngày.
Việt Nam đối mặt nguy cơ 4 dịch chồng nhau
Trong nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập, Covid-19 có thể bùng phát trở lại thì số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A có chiều hướng gia tăng
Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Bệnh viện Thanh Nhàn (TP Hà Nội) cho biết, vấn đề đáng lo ngại nhất ở thời điểm này là đã có hiện tượng “dịch chồng dịch” bởi tại đây đã tiếp nhận bệnh nhân rất nguy kịch khi mắc đồng thời cả Covid-19 và sốt xuất huyết (SXH), mời đọc giả xem chi tiết trên báo Người Lao Động.
Khôi phục ‘loa phường’ ở Hà Nội: Cần hỏi ý kiến người dân
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng Hà Nội cần có đánh giá tác động, lấy ý kiến của người dân về việc ‘khôi phục loa phường’, chứ không thể dựa vào ý chí chủ quan hay vì những thời điểm nhất định cần loa phường mà nghĩ lúc nào cũng có ích.
Sẽ thay đổi để loa phường Hà Nội ‘thân thiện với người dân’
Kế hoạch khôi phục loa phường của Hà Nội đã làm dấy lại cuộc tranh cãi nên khôi phục hay bỏ hoàn toàn loa phường do không còn phù hợp với thực tiễn và gây tiếng ồn trong đô thị.
Theo kế hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tất cả xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư, theo Tuổi Trẻ.
TP HCM muốn khách nhập cảnh khai báo y tế
Ngày 27/7, UBND TP.HCM có công văn đề nghị Bộ Y tế cho phép TP.HCM thực hiện khai báo y tế đối với tất cả người nhập cảnh tại cửa khẩu thành phố.
Động thái này nhằm sàng lọc sơ bộ người nhập cảnh để phát hiện bệnh nhân đậu mùa khỉ.
Mẫu khai báo y tế đối với bệnh đậu mùa khỉ cho người nhập cảnh bao gồm thông tin cá nhân và 3 câu hỏi về khả năng tiếp xúc, trạng thái cơ thể và các triệu chứng nếu có, xem chi tiết báo VnExpress.
Hà Nội: Trẻ mầm non có nguy cơ phải “bốc thăm” để được học hệ công lập
Trong tháng 7/2022, Trường Mầm non Hoàng Liệt đã tổ chức tuyển sinh trực tuyến và trực tiếp cho năm học 2022-2023. Tuy nhiên, đến nay, tổng số hồ sơ vượt xa so với số dự kiến tuyển sinh và khả năng tiếp nhận. Ban Giám hiệu nói lo lắng vì ‘chưa từng có tiền lệ’
Bà Trương Thu Hà, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai chia sẻ: “Vì điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở không thể đáp ứng được hết. Đây là điều rất trăn trở, mong cha mẹ phụ huynh chia sẻ với ngành giáo dục, trường và phường. Trong tình huống cuối cùng, sẽ tổ chức bốc thăm có sự chứng kiến của đại diện phường, nhà trường và phụ huynh để đảm bảo công bằng, minh bạch. Với trẻ 4 tuổi đã nộp hồ sơ, sang năm lên 5 tuổi nếu phụ huynh có nhu cầu, trường sẽ nhận toàn bộ các cháu vào”, bà Hà nói, mời đọc giả xem chi tiết trên báo VietNamNet.
Hơn 900 tỷ đồng xây tuyến tránh TP Cao Lãnh
Sau hơn 10 năm dừng thi công, tuyến tránh TP Cao Lãnh dài 14,5 km, vốn đầu tư 900 tỷ đồng, khởi công trở lại, ngày 27/7.
Điểm đầu dự án nối quốc lộ 30 tại xã An Bình, huyện Cao Lãnh, điểm cuối tại cầu Phong Mỹ; đường rộng 11 m, vận tốc 80 km/h. Ngoài phần đường, dự án còn xây cầu, cống, nhánh ra các điểm giao cắt.
Trước đó, từ năm 2011 dự án đã xong khâu giải phóng mặt bằng, thi công một phần nền đường rồi tạm dừng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Sau đó dự án gặp khó khăn về nguồn vốn, theo VnExpress.
Có thể bạn quan tâm: