Nga là một đối tác quan trọng có thể giúp Việt Nam ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh đang cố gắng gây chia rẽ trong khu vực nhằm thúc đẩy tham vọng bá quyền của mình, theo nhận định của giới phân tích.

Việt Nam bày tỏ lập trường bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc

Trang Aninews hôm 6/4 nhận định Việt Nam mới đây đã có động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ chủ quyền Biển Đông trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Bài báo đề cập đến việc: Lần đầu tiên trong lịch sử, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tham gia lễ tưởng niệm 34 năm trận chiến chống lại hải quân Trung Quốc ở bãi đá ngầm Gạc Ma, thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu chính phủ Việt Nam dâng hương tưởng nhớ sự hy sinh của 64 binh lính đã dũng cảm chống lại sự xâm lược của Trung Quốc để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ cha ông. 

Việc thủ tướng Việt Nam tham gia lễ tưởng niệm 34 năm trận chiến Gạc Ma không phải là tín hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi của Hà Nội. Trước đó, Thủ tướng cũng đã đến viếng và dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 1979, tại khu tưởng niệm Pò Hèn, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ngày 26/1/2022.

Giới quan sát cho rằng việc Việt Nam cho phép truyền thông đưa tin rộng rãi về những sự kiện này cũng là một động thái mạnh bạo.

Không những thế, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn yêu cầu chính quyền địa phương phát triển Trường Sa thành một trung tâm kinh tế, văn hoá và xã hội. Đây là hành động khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Ngày 12/3/2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dâng hoa tưởng niệm 34 năm các liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma  (ảnh: TTXVN).
Ngày 12/3/2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính dâng hoa tưởng niệm 34 năm các liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma (ảnh: TTXVN).

Tất cả những động thái này cho thấy, thông điệp mà Hà Nội gửi tới Bắc Kinh rất rõ ràng, đó là Việt Nam tự khẳng định mình chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. 

Điều thú vị là Nga đã tìm thấy cho mình một vị trí đặc biệt trong chính sách của Việt Nam. Sau nhưng động thái nhắn gửi Trung Quốc về chủ quyền biển đảo, Việt Nam hôm 21/4 đã xác nhận thông tin về việc diễn tập quân sự chung với Nga.

Thời điểm của thông báo này là quan trọng. Nga hiện đang tham chiến ở Ukraine và đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng từ phương Tây. Quyết chỉ của Hà Nội cho thấy những điều đó không ngăn cản hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga. Một số nhà quan sát cho rằng quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đối phó với thách thức từ Trung Quốc ở Biển Đông.

Nga ủng hộ Việt Nam và ngăn cản nỗ lực của Trung Quốc trong việc hợp tác với ASEAN 

Hồi tháng 1, Vietnamplus đã đăng tải bài viết: Nga muốn tăng cường quan hệ với các thành viên ASEAN, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam.

Báo cáo trích dẫn, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow nhận thấy những triển vọng tốt đẹp trong việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ với tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam. 

Ngoại trưởng Lavrov gọi Việt Nam là một người bạn lâu đời và đáng tin cậy. Năm nay, Moscow đang có kế hoạch đẩy mạnh đối thoại và hợp tác với Hà Nội. 

Nga muốn tăng cường quan hệ đối tác kinh tế và thương mại với Việt Nam. Moscow cũng mong muốn hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí giữa hai nước. Trong khi Trung Quốc thường xuyên ngăn cản hoạt động thăm dò dầu khí của các nước khác trong khu vực Biển Đông, thì Nga lại mang tới hứa hẹn hợp tác trong lĩnh vực thăm dò mà phớt lờ đến sự ngăn cản của Trung Quốc. 

Ngoại trưởng Lavrov cho biết, Nga sẽ tập trung tối đa hóa hợp tác về chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN về văn hóa, hoạt động nhân đạo và du lịch. 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (ảnh: Flickr).
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (ảnh: Flickr).

Quan trọng hơn, Ngoại trưởng Nga nói rằng Nga sẵn sàng làm việc với ASEAN. Nga đang gửi thông điệp lớn là Moscow muốn ASEAN đóng vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Myanmar, một quốc gia thành viên ASEAN. với thông điệp này, Nga đang đẩy lùi sự can thiệp từ bên ngoài mà Trung Quốc đã thể hiện. 

Động thái ngoại giao đột ngột của Nga nhằm bao trùm ASEAN chặt chẽ hơn đã ngăn cản nỗ lực của Trung Quốc trong việc hợp tác với khối này. Cho đến nay, Trung Quốc đang cố gắng gây chia rẽ với ASEAN và kiểm soát các hành động của khối. 

Sau khi Campuchia nhậm chức chủ tịch ASEAN, Bắc Kinh phát hiện ra rằng nước này có thể sử dụng để chia rẽ tổ chức này thành hai phe. 

Trung Quốc cố gắng  kéo Myanmar, Lào và Campuchia về phía mình. Tất cả các quốc gia này đều không thể đối kháng lại quyền bá chủ của Trung Quốc, trái ngược hẳn với các quốc gia như Singapore, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia đang phải  tranh  chấp lãnh thổ và trong sâu thẳm nhận biết được mối đe dọa từ Trung Quốc. 

Hà Nội không muốn Bắc Kinh gây chia rẽ trong ASEAN từ đó gặt hái những lợi ích từ một  ASEAN bị chia rẽ. Việt Nam hiểu rằng Trung Quốc có thể sử dụng sự rạn nứt trong khối  này để thúc đẩy chương trình nghị sự của mình về các vấn đề như Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông . 

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nga được tổ chức tại Hà Nội ngày 30/10/2010 (ảnh: Điện Kremlin).
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nga được tổ chức tại Hà Nội ngày 30/10/2010 (ảnh: Điện Kremlin).

Đối với Việt Nam, việc tiếp cận với Nga và tìm kiếm sự hỗ trợ của nước này trong việc đảm bảo rằng Trung Quốc không thể hợp tác với ASEAN là rất hợp lý. Việc Nga thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN và đảm bảo rằng Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của họ khiến mọi thứ trở nên đảo lộn. Trung Quốc muốn hợp tác với ASEAN nhưng Nga đã ngăn cản nỗ lực của họ. 

Philippines thân thiện với Trung Quốc

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhà lãnh đạo thân Trung Quốc của Philippines Ferdinand Bongbong Marcos Jr đang trên đà được bầu làm Tổng thống tiếp theo của nước này. Cũng giống như Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte, BongBong sẽ còn giúp Trung Quốc đào sâu hơn nữa vào chính sách kinh tế và quốc phòng của đất nước.

Tờ The Borneo Post đã đưa tin ngày 20/4 rằng, Manila cho biết sẽ đình chỉ hoạt  động thăm dò dầu khí ở Biển Đông để đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về một dự án chung. Các công ty địa phương liên quan đến hai dự án ngoài khơi tỉnh Palawan đã được lệnh ngừng thăm dò dầu khí.

Bản thân Bongbong đã nói rằng ông sẽ theo đuổi mối quan hệ bền chặt với Trung Quốc, đồng thời không từ bỏ phương Tây. Do đó, nếu Bongbong nắm quyền, chính sách thân Trung Quốc sẽ tiếp tục được làm sâu sắc hơn.

Do vậy có thể thấy, nếu người dân Philippines bỏ phiếu bầu cho Bong Bong, một số nhà quan sát lo ngại đây sẽ là 2 sai lầm khủng khiếp đối với đất nước này. Thứ nhất, ông ta vốn là con trai của cựu độc tài Ferdinand Marcos, ông này có thể tiếp tục duy trì chế độ chuyên chế của cha mình.

Thứ hai là: ông ta có thể sẽ biến Philippines thành sân sau của Bắc Kinh.

Cho nên Trung Quốc đã không ngừng hy vọng rằng một khi Bongbong lên nắm quyền, ông ta sẽ bỏ qua Phán quyết trọng tài năm 2016 (một phán quyết đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông). Và Bắc Kinh cũng kỳ vọng rằng Bongbong sẽ ủng hộ đường lối của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế. 

Như vậy có thể thấy, khu vực Đông Nam Á đang bị chia rẽ sâu sắc. Một bên ủng hộ Trung Quốc gồm:  Philippines, Lào và Campuchia. Việt Nam cùng với một số nước khác trong khu vực đang cố gắng chống lại tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong nỗ lực như vậy, Việt Nam đã lựa chọn duy trì quan hệ với Nga để thực hiện điều đó.

Từ Khóa: