Chính phủ vừa ban hành Nghị định 190/2025/NĐ-CP, mở đường cho việc xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử. Quy định mới không chỉ thúc đẩy số hóa thủ tục hành chính mà còn đặt nền móng cho một hệ thống quản lý hiện đại, minh bạch và hiệu quả hơn trong thời đại chuyển đổi số.
- Thị trường chứng khoán bứt phá: VN-Index lập đỉnh mới, nhà đầu tư cần gì?
- HLV U.23 Việt Nam đánh giá cao Thái Lan và Indonesia
- Bỏ phố về biển kiếm tiền: Cặp vợ chồng trẻ tiết lộ bí quyết
Nội dung đổi mới đáng chú ý
Chính phủ vừa ban hành Nghiệp định 190/2025/NĐ-CP, sữa đổi, bổ sung một số điều trong Nghiệp định 118/2021/NĐ-CP và liên quan tới các Nghiệp định 68/2025/NĐ-CP và 120/2021/NĐ-CP. Trong đó, điểm nhấn là việc lần đầu tiên quy định các hình thức xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử.
Nội dung này hướng tới mục tiêu số hóa thủ tục, giảm chi phí xã hội, tăng tính minh bạch và đông thời tăng cường điều kiện đối với các quy trình xử lý vi phạm theo hình thức điện tử.
Điều kiện triển khai xử lý điện tử
Theo quy định tại Nghiệp định 190, việc xử lý vi phạm hành chính trên môi trường số được thực hiện khi:
- Cơ quan nhà nước có hệ thống CNTT đạt chuẩn, đảm bảo vận hành quy trình xử lý điện tử.
- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thiết bị số và chấp nhận tham gia quy trình xử lý điện tử.
- Đáp ứng các yêu cầu về an toàn, xác thực điện tử, chia sẻ dữ liệu.
Quy trình xử lý số hóa
Người vi phạm có thể dùng chữ ký số, hoặc sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt) để xác thực danh tính. Biên bản vi phạm có thể được xác nhận hợp lệ khi có:
- Ký số của người vi phạm hoặc đại diện.
- Hoặc ghi nhận truy cập, tải về, xác nhận nhận văn bản qua hệ thống.
Các kênh trao đổi thông tin
Biên bản, quyết định xử phạt sẽ được gửi qua:
- Email đã đăng ký.
- Ứng dụng VNeID (đã xác thực).
- SMS và email cơ quan liên quan.
Tác động đến quá trình chuyển đổi số
Việc ban hành Nghiệp định 190 cho thấy quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác hành chính. Về lâu dài, quy trình số hóa sẽ giúc tiết kiệm nguồn lực, giảm áp lực hành chính truyền thống, và đảm bảo tính minh bạch, truy vết.
Nghiệp định có hiệu lực từ 01/7/2025, đánh dấu bước chuyển hóa quan trọng trong xử lý hành chính theo hướng điện tử hoá toàn diện.
Theo: vneconomy