Trên đời này, có một người vì bạn mà xuất hiện, yêu bạn bằng cả trái tim mình. Đó là đứa trẻ.
Mỗi đứa trẻ là một thiên thần được thượng đế gửi đến cho chúng ta (ảnh minh họa: Pixabay). |
Khi mới sinh mặc dù còn rất yếu nhưng đứa bé sẽ cố gắng hết sức để quấn lấy bạn, làm trái tim bạn tan chảy bằng tình yêu chân thành nhất.
Tình yêu của một đứa trẻ, như một tia sáng, thắp sáng cuộc đời bạn.
Yêu thương con cái là bản năng, tình yêu này của cha mẹ đối với con là vô tận.
Vậy cha mẹ nên thể hiện tình yêu của mình với con như thế nào? Làm thế nào để thiết lập các quy tắc cho trẻ em?
Hãy xem nhà giáo dục học Montessori nói về tình yêu đối với trẻ và cách đặt ra các quy tắc để giáo dục.
1. Vậy tình yêu là gì? Hiểu được sức mạnh của tình yêu
Mỗi đứa trẻ là một thiên thần được thượng đế gửi đến cho chúng ta. Các bậc cha mẹ phải để con trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mình giành cho chúng. Chỉ khi đó, con cái mới thực sự hiểu được tình yêu là gì.
Tình yêu là gì?
Tiến sĩ Montessori đã viết trong cuốn sách Bí mật của tuổi thơ :
Tình yêu không phải là một nguyên nhân, mà là một kết quả.
Nó giống như một hành tinh, nhận ánh sáng do mặt trời cấp cho.
Tình yêu là bản năng, cũng là sức mạnh để tạo ra cuộc sống.
Sức mạnh đó tồn tại sâu trong trái tim của mỗi người, nó tạo ra sức sống và sự sáng tạo, và từ đó làm cho tình yêu trở nên mạnh mẽ hơn.
Một đứa trẻ yêu thích môi trường của mình theo bản năng, và không quan tâm đến sự nghèo đói hay thịnh vượng trong mắt người đời.
Một đứa trẻ yêu mọi người xung quanh theo bản năng, bất kể những người này đẹp hay xấu trong mắt người khác.
Con cái yêu cha mẹ theo bản năng, dù bị đối xử không tốt nhiều lần vẫn không ngại ngần yêu thương cha mẹ.
Với một đứa trẻ, dù bạn có hung hăng đến đâu thì chúng vẫn yêu thương bạn.
Đứa trẻ như vậy, thực sự là kết quả của tình yêu thương.
Nhà tâm lý học Rogers cho rằng, tình yêu là sự thấu hiểu và chấp nhận sâu sắc. Tiến sĩ Montessori cho rằng trẻ em là cội nguồn của tình yêu thương.
Yêu không phải là tôi nghĩ bạn nên thế nào, yêu là tôi hiểu trạng thái bạn đang có.
Đứa trẻ được tự do là chính mình trước mặt bạn.
Đây là tình yêu”.
Đứa trẻ được tự do là chính mình trước mặt bạn (ảnh minh họa: Pixabay). |
2. Yêu như thế nào? Đọc những bí mật của tuổi thơ
Thời thơ ấu là phần quan trọng nhất trong cuộc đời. Đây là giai đoạn tốt đối với sự phát triển của một người, đặc biệt là từ 0 đến 6 tuổi.
Tiến sĩ Montessori chỉ ra rằng, thời thơ ấu là giai đoạn để một đứa trẻ phát triển nhân cách lành mạnh, thói quen học tập tốt, và nó sẽ đóng một vai trò tích cực trong cuộc sống của đứa trẻ.
Mỗi người đều lớn lên từ tuổi thơ, nhưng khi trưởng thành, chúng ta luôn quên rằng mình cũng từng là những đứa trẻ. Vậy nên khi giáo dục con cái, thường yêu cầu trẻ theo tiêu chuẩn của mình, do đó trẻ thường bị tổn thương dưới danh nghĩa “tình yêu”.
Nuôi dạy con trẻ, chỉ có tình yêu thương thôi là chưa đủ. Chỉ khi hiểu được những bí mật của tuổi thơ, chúng ta mới có thể trở thành những ông bố bà mẹ đủ tiêu chuẩn.
Vậy, bí mật của tuổi thơ là gì?
Đóng góp lớn nhất của Tiến sĩ Montessori cho giáo dục là đã khám phá ra bí mật về tuổi thơ của một đứa trẻ.
Ông chỉ ra rằng trẻ em và người lớn hoàn toàn khác nhau, tâm lý và hành vi của họ có những quy tắc riêng mà chúng ta cần khám phá.
Đây là bí mật của tuổi thơ.
Bất kể đứa trẻ sinh ra ở quốc gia nào, đứa trẻ đó đều có cái mà Tiến sĩ Montessori gọi là “trí óc hấp thụ”. Trẻ sẽ quan sát rất kĩ hành vi của người lớn và làm theo. Đứa trẻ bắt đầu cuộc sống của chính mình bằng cách bắt chước những “bậc tiền bối” mà nó tiếp xúc.
Montessori tin rằng trẻ em có khả năng quan sát vốn có, việc học hỏi và tiếp thu môi trường xung quanh của chúng rất mạnh mẽ, điều này khiến trẻ tiếp tục khám phá môi trường ngay từ khi mới sinh ra. Nếu người lớn muốn thúc đẩy sự trưởng thành của trẻ em, điều quan trọng nhất là tạo ra một môi trường an toàn đầy “tình yêu thương” cho chúng.
Tình yêu thương là điều kiện tiên quyết của mọi nền giáo dục
Ở bậc học mầm non, để hoạt động dạy và học có tác dụng thì trước hết phải có lòng yêu nghề, mến trẻ thì giáo dục mới có sức mạnh.
Nếu bạn thực sự yêu trẻ, hãy đọc những bí mật của tuổi thơ và là người khám phá trẻ thơ.
3. Làm thế nào để thiết lập các quy tắc?
Hiểu ý nghĩa thực sự của tình yêu và đọc những bí mật của tuổi thơ. Tôn trọng và đặt ra các quy tắc cho trẻ.
Không áp dụng sự thô lỗ và mất bình tĩnh (cha mẹ nên hiểu rằng đó là lợi bất cập hại).
Kẻ thù lớn nhất của giáo dục là sự nóng nảy của cha mẹ.
Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã từng chỉ ra rằng: Nghèo đói sẽ không dẫn đến thất bại trong giáo dục, nhưng lạm dụng tinh thần chắc chắn sẽ tạo ra một đứa trẻ có vấn đề.
Vậy, giáo dục con cái như thế nào? Montessori thiết lập ba nguyên tắc: không làm tổn thương bản thân, không làm phiền người khác và không phá hủy môi trường.
Không làm tổn thương bản thân, không làm phiền người khác và không phá hủy môi trường (ảnh minh họa: Pixabay). |
Bằng cách này, trẻ có thể tự do làm công việc của chúng miễn là chúng có thể thực hiện được ba nguyên tắc đó.
Cụ thể tình yêu bằng cách đặt ra các quy tắc.
Trẻ em phải hiểu rằng khi chúng tuân thủ các quy tắc, mới có thể biết cách tự chịu trách nhiệm.
Tiến sĩ Montessori chỉ ra rằng 3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho việc hình thành nhận thức về các quy tắc và hành vi sớm của trẻ. Vì vậy, khi tính tự lập của trẻ xuất hiện, cần nắm bắt cơ hội để thiết lập các quy tắc với trẻ.
Quy tắc dành cho trẻ từ 3-6 tuổi là gì?
Quy tắc 1: Làm những gì trẻ có thể làm một mình
Một nhà giáo dục đã viết: Cha mẹ không thể quyết định được cuộc đời của con cái mà chỉ có thể không ngừng quan sát chúng dần trưởng thành trong cuộc đời này.
Vậy nên dù yêu thương con cái đến đâu, cha mẹ cũng không thể đồng hành cùng con đi suốt cuộc đời. Hãy để chúng hiểu rằng con đường đời chỉ có thể dựa vào chính mình
Vì vậy, khi trẻ còn rất nhỏ, trẻ phải thích nghi với thói quen tự lập và trau dồi ý thức làm việc của mình.
Đến một ngày cha mẹ cần buông tay và không cần lo lắng, bản thân trẻ hoàn toàn có khả năng kiểm soát mọi việc.
Đến một ngày cha mẹ cần buông tay (ảnh minh họa: Pixabay). |
Đây chính là điều mà Tiến sĩ Montessori chủ trương, đừng bao giờ giúp một đứa trẻ làm điều mà chúng nghĩ rằng chúng có thể làm được.
Quy tắc 2: Tự do lựa chọn, phát triển thói quen kỷ luật tự giác
Có người nói: Tự do là kỷ luật bản thân, và kỷ luật bản thân là tự do lớn nhất.
Tương lai con cái phải tự đi con đường của mình, không ai có thể thay thế được, tính tự giác là điều cần thiết nếu chúng muốn có nhiều lựa chọn và cơ hội hơn trong tương lai.
Trẻ có thể hình thành thói quen tự kỷ luật tốt, đó là “giải phóng” trẻ và cũng là giải phóng chính mình (cha mẹ).
Cốt lõi của kỷ luật tự giác không thể tách rời khỏi sự tập trung
Chỉ khi trẻ ở trong trạng thái tập trung, chúng mới có thể phát triển tính kỷ luật. Trẻ có kỷ luật từ trong tâm cuối cùng có thể đạt được sự vâng lời: tuân theo trật tự tự giác đã được thiết lập trong lòng chúng.
Tính tự giác không phải tự nhiên mà có, nó là một khả năng đòi hỏi sự kiên trì thường hằng. Vì vậy, trong lớp học của Montessori, trẻ tự do lựa chọn đồ dùng dạy học, thời lượng giờ làm việc nơi làm việc.
Hãy luôn nhớ rằng, yêu con là bản năng, đặt ra luật lệ là trách nhiệm, và yêu con bằng trí tuệ mới là tình yêu lâu bền.