Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra 33 năm, nhưng công lý vẫn là điều xa vời đối với các nạn nhân và gia đình của họ. Tới nay, thân nhân của các nạn nhân vẫn đang bị giám sát và bịt miệng; những người công khai tượng niệm các nạn nhân thì bị bỏ tù.

Các nhà chức trách Trung Quốc trong năm qua đã tăng cường sách nhiễu và bắt bớ các nhà hoạt động tưởng niệm Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết hôm 2/6.

“Chính phủ Trung Quốc nên thừa nhận và chịu trách nhiệm về việc giết hại hàng loạt những người biểu tình ủng hộ dân chủ”, HRW tuyên bố.

Cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 (ảnh tư liệu).
Cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 (ảnh tư liệu).

Trong năm qua, chính quyền Hồng Kông đã bắt giữ và truy tố những người cố gắng tưởng niệm Thảm sát Thiên An Môn. Năm 2020, đã có 26 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị bắt vì tham gia hoặc “xúi giục” người khác tham gia lễ cầu nguyện cho các nạn nhân thảm sát. Họ nhận án treo hoặc tù từ 4 đến 14 tháng.

“Các nhà hoạt động Hồng Kông hiện đang bị bỏ tù vì kỷ niệm Thảm sát Thiên An Môn”, Yaqiu Wang, nhà nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết.

“Nhưng nếu lịch sử là chỉ dẫn nào đó, thì cuộc đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không thể xóa được ký ức về Thiên An Môn khỏi tâm trí người dân Trung Quốc.”

Hồng Kông cũng không còn tự do

Các trường đại học ở Hồng Kông đã dỡ bỏ các đài tưởng niệm Thiên An Môn. Vào tháng 12 năm 2021, Đại học Hồng Kông đã “lén lút” dỡ bỏ Bức tượng Ô nhục (Pillar of Shame) ra khỏi khuôn viên trường. Đó là một tác phẩm điêu khắc lớn nhằm để tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát.

Bức tượng Ô nhục ở Đại học Hồng Kông vào ngày 4/5/2008 (ảnh: Wikimedia Commons).
Bức tượng Ô nhục ở Đại học Hồng Kông vào ngày 4/5/2008 (ảnh: Wikimedia Commons).

Nhà điêu khắc người Đan Mạch Jens Galschiøt đã cố gắng đòi lại tác phẩm nghệ thuật này nhưng không có công ty vận tải nào muốn tham gia, vì sợ bị chính quyền trả thù.

Đại học Trung Quốc Hồng Kông và Đại học Thành phố Hồng Kông đã dỡ bỏ các bức tượng “Nữ thần dân chủ”, được mô phỏng theo bức tượng ban đầu được các sinh viên dựng tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Đại học Lĩnh Nam cũng dỡ bỏ một bức phù điêu trên Tường Thiên An Môn.

Vụ thảm sát kinh hoàng ở Thiên An Môn

Vào ngày 3 và 4/6, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh cho quân đội nã nã đạn và giết chết hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người biểu tình ôn hòa và những người xung quanh. Một bức điện tín bí mật của các nhà ngoại giao Anh cho biết ít nhất 10.000 người đã bị giết trong vụ thảm sát Thiên An Môn.

Ông Robin Munro, nhà nghiên cứu quá cố về Trung Quốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã mô tả cảnh tượng ngày hôm sau:

“Thật kinh hoàng, khi tôi quay lại … tôi đã thấy cảnh tượng kinh hoàng này với hàng nghìn hàng vạn binh sĩ của quân đội Trung Quốc đang chiếm giữ từng cm vuông còn trống (ở Thiên An Môn) …. Đại lễ đường nhân dân chật kín biển người là các binh sĩ, họ cứ đóng quân ở đó… Hiện trường của vụ thảm sát chủ yếu là ở nơi khác. Nơi khác đó chính là phần còn lại của thành phố”.

Nhà nghiên cứu cho biết các công dân Bắc Kinh đã “chiến đấu và hy sinh để bảo vệ các sinh viên của họ, và cũng để bảo vệ lòng tự hào công dân và ý thức” mà bản thân họ đã phát triển trong vài tuần biểu tình đòi tự do, dân chủ.

Sau thảm sát, cuộc đàn áp tiếp diễn đến ngày nay

Sau các vụ giết người vào ngày 3 và ngày 4/6/1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành một cuộc đàn áp trên toàn quốc và bắt giữ hàng nghìn người. Họ bị buộc tội “phản cách mạng” và các tội danh khác, bao gồm cả đốt phá và gây rối trật tự xã hội.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ nhận trách nhiệm về vụ thảm sát, cũng không yêu cầu bất kỳ quan chức nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vụ giết người đó.

Chính quyền Trung Quốc không cho phép điều tra các sự kiện hoặc tiết lộ dữ liệu về những người đã bị giết, bị thương, bị làm cho mất tích hoặc bị bỏ tù. Các bà mẹ Thiên An Môn đã ghi lại chi tiết về 202 người đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp sau sự kiện Thiên An Mô ở Bắc Kinh và các thành phố khác.

Các thi thBà Li Ly Giang y tá trưởng hồi tưởng lại vụ, ở quảng trường, cuộc, năm 1989 vu thien an mon.ể tại nhà xác ở bệnh viện Shuili; họ đều đã chết vì trúng đạn trong sự kiện Thiên An Môn 1989 (ảnh: Jian Liu).
Các thi thể tại nhà xác ở bệnh viện Shuili; họ đều đã chết vì trúng đạn trong sự kiện Thiên An Môn 1989 (ảnh: Jian Liu).

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng chính quyền Trung Quốc cần khẩn trương thực hiện các bước sau đối với Thảm sát Thiên An Môn:

  • Tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa, đồng thời chấm dứt việc sách nhiễu và giam giữ tùy tiện những cá nhân phản đối bản tường trình chính thức về Thảm sát Thiên An Môn;
  • Gặp gỡ và xin lỗi các thành viên của các Bà mẹ Thiên An Môn, công bố tên của tất cả những người đã chết, và bồi thường thích đáng cho các gia đình nạn nhân;
  • Cho phép một cuộc điều tra công khai độc lập về Thiên An Môn và hậu quả của nó, và ngay lập tức công bố các phát hiện và kết luận;
  • Cho phép sự trở lại không bị cản trở của các công dân Trung Quốc bị lưu đày do liên quan đến các sự kiện năm 1989; và
  • Điều tra tất cả các quan chức chính phủ và quân đội đã lên kế hoạch hoặc ra lệnh sử dụng trái phép vũ lực gây chết người chống lại người biểu tình và truy tố họ một cách thích đáng.

Nhà nghiên cứu Yaqiu Wang nhận định: “Ba thập niên không bị trừng phạt vì Thiên An Môn đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Trung Quốc phạm tội ác chống lại loài người”.

“Khi danh sách các nạn nhân của Bắc Kinh ngày càng dài thêm, các chính phủ và Liên Hợp Quốc nên theo đuổi trách nhiệm giải trình và tìm kiếm công lý cho các Bà mẹ Thiên An Môn và nhiều người khác”, theo nhà nghiên cứu Wang.