Dưới đây là 5 thông điệp mà cha mẹ nên thường xuyên thể hiện với con hơn.

Lấy làm tiếc

Mọi đứa trẻ đều không muốn bị đổ lỗi, nhất là khi cha mẹ hiểu sai về chúng. Đằng sau sự mong mỏi của đứa trẻ khi nói ra câu “con xin lỗi”, không gì khác hơn là nhận được sự thấu cảm của cha mẹ và chứng minh rằng chúng đáng được yêu thương.

Tuy nhiên, khi đứa trẻ đã nói ra câu “con xin lỗi” mà cha mẹ chúng chọn cách im lặng, đồng nghĩa nỗi đau nội tâm của trẻ cũng đang tích tụ từng chút, hình thành những cảm xúc như tức giận, buồn bã, bất bình.

Thay bằng chọn cách im lặng, cha mẹ có thể chia sẻ thông điệp “lấy làm tiếc” để đứa trẻ hiểu rằng, họ cảm thông và “chịu trách nhiệm” cùng với những thiệt hại chúng gây ra. Trong trường hợp cha mẹ nhận thấy mình đã có phần trách oan con, thì “lấy làm tiếc” là một lời hối lỗi có sức nặng gửi đến con trẻ. Điều đó sẽ khiến chúng cảm thấy cha mẹ thật dũng cảm, dám chịu trách nhiệm và đúng là tấm gương để noi theo.

4938-cha-my-va-con-cai
Mẹ và con (Ảnh minh họa/ chụp màn hình Pixabay).

Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa

Khi cha mẹ nhận thấy lời nói và việc làm của mình đã gây tổn hại cho con cái thì cần nói ngay với chúng một cách chắc chắn và dứt khoát rằng “chuyện như thế này sẽ không bao giờ xảy ra nữa”.

Nhiều người đã trải qua tuổi trưởng thành với không ít ấm ức. Khi cha mẹ làm tổn thương tâm hồn họ, cha mẹ không bao giờ nhận ra điều đó, hoặc nhận ra mà không có bất kỳ phản ứng hoặc biểu hiện nào, thậm chí là ngụy biện. Người lớn thường quên rằng, điều mà trẻ em mong muốn là có thể giao tiếp một cách bình đẳng và chân thành. Chúng ta hay muốn thể hiện quyền uy trước con cái mà không để ý rằng khi ấy trái tim của chúng đã rơi xuống đáy.

Tất nhiên, chúng ta cần phải coi “chuyện như thế này sẽ không bao giờ xảy ra nữa” là một lời hứa để thực hiện, chứ không phải là cách để trẻ dứt cơn hờn dỗi tạm thời. Đừng mất chữ “Tín” với con trẻ, bởi không chúng sẽ học theo người lớn để rồi những lần sau nói chẳng giữ lời.

Cha mẹ yêu con

5206-istockphoto-1158481685-170667a
Ảnh minh họa/ chụp màn hình Pixabay.

“Cha mẹ yêu con” – đây là câu mà bao người con mơ ước được nghe từ cha mẹ, ấy vậy mà số đông cha mẹ lại giữ chặt nó trong lòng.

Khi một đứa trẻ bị thương, đặc biệt là khi đứa trẻ cảm thấy mình đã làm sai hoặc gây ra rắc rối, chúng thường lo lắng và sợ rằng cha mẹ sẽ không yêu thương mình nữa. Lúc đó, bạn đừng ngại ngần mà mà nói với chúng “Cha/mẹ yêu con”.

Cha mẹ tự hào về con

Có bao nhiêu người con vất vả cả đời chỉ để có được sự khẳng định của cha mẹ.

Chẳng phải đợi đến lúc trưởng thành, từ bé đứa trẻ đã muốn được cha mẹ khẳng định. Nếu một đứa trẻ luôn không nhận được sự khẳng định và khích lệ của cha mẹ, bên cạnh việc sẵn sàng chịu vấp ngã để chứng tỏ bản thân, chúng còn có thể đi đến cực đoan, chán nản.

“Khẳng định” trên cơ sở “thấy được” là thái độ mà cha mẹ hay truyền đạt cho con cái – nhưng điều đó có thực sự đúng? Hầu hết các bậc cha mẹ đều có kỳ vọng và yêu cầu đối với con cái của họ. Khi con họ không đáp ứng được kỳ vọng, họ thất vọng, đóng vai “người phán xử” với con cái. Điều này có thể tạo ra sự tức giận của một số trẻ ở một mức độ nhất định, nó cũng thường truyền đi một tín hiệu “Con làm tốt, cha mẹ mới yêu”, ẩn ý là “Nếu con không đủ tốt, cha mẹ không yêu con.”

Nếu đứa trẻ lớn lên trong tình thương có điều kiện như vậy, chúng thường cảm thấy tổn thương và tự vấn liệu cha mẹ có yêu mình thực sự không không. Thế nên câu “cha mẹ tự hào về con” truyền tải thông điệp: Cha mẹ tự hào về phẩm chất, sự chăm chỉ và tiến bộ của con chứ không chỉ vì kết quả và thành tích.

Cha mẹ sẽ không bao giờ rời bỏ con

Dẫu cho cha mẹ và con cái rồi thì cũng đến lúc chia xa, vậy tại sao câu nói “cha mẹ sẽ không bao giờ rời bỏ con” lại khởi tác dụng tích cực đến vậy? Nguyên nhân là khi bị thương tổn, trẻ thường có tâm lý sợ hãi, lo lắng cha mẹ sẽ bỏ rơi mình. Trạng thái của trẻ thường thoái lui, e dè hoang mang.

Nghiên cứu cho thấy, khi một đứa trẻ được 6 tháng tuổi, mối quan hệ gắn bó sẽ được thiết lập với người mẹ (hoặc người chăm sóc ban đầu). Khi người mẹ ra đi, đứa trẻ sẽ khóc và có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé không được xử lý tốt trong giai đoạn đầu, nó sẽ để lại một tổn thương cho trẻ. Trong tương lai, khi một sự kiện đau thương xảy ra lần nữa, đứa trẻ sẽ phải trải qua lại cảnh đau thương khi bị mẹ bỏ rơi, và nó sẽ rất đau lòng.