Từ ngày 1/7, 85 thành phố thuộc tỉnh sẽ dừng hoạt động theo chủ trương tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Bộ Nội vụ cho biết việc bỏ cấp huyện và thành phố thuộc tỉnh; nhằm bảo đảm bộ máy tinh gọn, thống nhất; tránh gây băn khoăn trong nhân dân khi vẫn duy trì tên gọi cũ.
- Bắt thêm 8 đối tượng trong đường dây ma túy của Bùi Đình Khánh; thu giữ 6 ô tô và nhiều vũ khí quân dụng
- Hà Tĩnh: Người phụ nữ mất hơn 400 triệu đồng vì cú lừa phí ship 16.000 đồng
- Bạn gái kẻ trốn truy nã Bùi Đình Khánh cùng 5 bị can bị khởi tố
Vì sao phải dừng hoạt động thành phố thuộc tỉnh?
Tại buổi họp báo sáng 28/4, ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ); cho biết đề xuất ban đầu của Bộ vẫn giữ mô hình thành phố và thị xã thuộc cấp cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đề án, Bộ Chính trị đã cân nhắc rất kỹ lưỡng; ba lần xem xét và thống nhất phương án bỏ cấp huyện.
Theo ông Tuấn, nếu tiếp tục duy trì các đơn vị hành chính gắn với cấp huyện cũ như thành phố, thị xã; sẽ gây tâm lý thắc mắc trong nhân dân, ảnh hưởng đến tính thống nhất của bộ máy hành chính. Trung ương quyết định tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp: cấp tỉnh và cấp cơ sở; loại bỏ hoàn toàn cấp huyện, kể cả về mặt tên gọi.
Mô hình tổ chức chính quyền mới gọn nhẹ, hiệu quả
Theo đề án, từ ngày 1/7; hệ thống hành chính cả nước chỉ còn cấp tỉnh và cấp cơ sở (gồm xã, phường và đặc khu). Các đơn vị cấp huyện hiện nay như quận, huyện, thị xã; thành phố thuộc tỉnh sẽ chấm dứt hoạt động.
Bộ Nội vụ cho biết mô hình mới nhằm hướng tới một nền hành chính tinh gọn, hiệu quả; gần dân, sát dân. Đồng thời, Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức khoảng 12-13 đặc khu tại các địa bàn hải đảo; phù hợp với yêu cầu phát triển và đảm bảo an ninh quốc gia.
Theo: Dantri