Mỗi ngày, người dân Việt Nam mở báo, bật tivi hay lướt mạng xã hội, đều không khó để bắt gặp những thông tin gây sốc: Từ trứng giả, thịt giả, thuốc giả, sữa giả, gạo giả cho đến bằng giả để leo lên vị trí quyền lực… mới đây nhất là vụ “lòng xe điếu” giả gây rúng động dư luận. Hàng giả tràn lan đã trở thành nỗi ám ảnh của thực khách mỗi khi phải lựa chọn “ăn gì hôm nay”.
- Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nhãn mác và nguồn gốc tại Kiên Giang
- Chân gà, đuôi lợn: Mất gốc, mất luôn cả lô!
- 9 vị thuốc giải độc cực tốt có ở ngay quanh nhà bạn
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân sâu xa của vấn nạn hàng giả tràn lan
Để giải quyết được vấn nạn này; chúng ta phải nhìn nhận lại những nguyên nhân sâu xa, không chỉ ở việc thiếu kiểm soát chất lượng sản phẩm hay sự vô trách nhiệm của những cơ quan quản lý. Những sản phẩm giả không chỉ đơn giản là những vật thể không có giá trị thật; mà nó phản ánh một phần rất lớn của một xã hội đang mất phương hướng, thiếu đạo đức, thiếu niềm tin vào chính mình và vào các giá trị đạo đức truyền thống.
Đạo đức xã hội xuống cấp
Ngày nay, khi mà các giá trị đạo đức như trung thực, lương thiện không còn được coi trọng, con người trở nên dễ dàng chấp nhận việc làm giả để có lợi ích nhanh chóng. Sự tha hóa đạo đức này; đặc biệt là trong môi trường kinh doanh, đã dẫn đến những sản phẩm giả tràn ngập thị trường. Thay vì làm việc chân chính, một bộ phận không nhỏ người dân lựa chọn con đường tắt – làm giả để trục lợi, bất chấp những hậu quả về lâu dài.
Mất niềm tin vào tín ngưỡng, nhân quả
Trong xã hội hiện đại, khi mà nhiều người từ bỏ tín ngưỡng, không còn tin vào luân hồi, nhân quả, họ dễ dàng tìm mọi cách để làm giàu, làm lợi cho bản thân mà không nghĩ đến hậu quả. Con người không còn biết đến “làm điều xấu, sẽ gặp điều xấu,” mà chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt. Khi không có niềm tin vào nhân quả, họ sẵn sàng làm mọi thứ, kể cả bán rẻ lương tâm và phẩm hạnh để kiếm lợi.
Chạy theo chủ nghĩa vật chất
Chủ nghĩa vật chất ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội hiện nay, khiến cho con người chỉ chăm chăm vào việc tích lũy của cải, quyền lực mà không màng đến các giá trị tinh thần, đạo đức. Trong khi đó, sản phẩm giả lại là một công cụ tuyệt vời để những người thiếu đạo đức kiếm lời nhanh chóng mà không bị trừng phạt nghiêm khắc.
Hàng giả tràn lan –Những vụ việc gây rúng động dư luận

(Ảnh: Báo tuổi trẻ)
Gần đây, vụ hơn 600 loại sữa bột giả được phát hiện đã gây rúng động dư luận. Người tiêu dùng, đặc biệt là các bà mẹ đã vô cùng hoang mang khi biết rằng, những sản phẩm họ tin dùng để nuôi dưỡng con cái mình là đồ giả, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Những thương hiệu sữa nổi tiếng bỗng chốc trở thành cái tên bị nghi ngờ, khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang, không biết đâu là thật, đâu là giả. Cảm giác bị lừa dối không chỉ đơn giản là sự mất niềm tin vào những thương hiệu lâu năm, mà còn là sự hoang mang tột cùng khi sức khỏe và tương lai của con cái bị đe dọa.
Ngoài sữa giả, vụ lòng xe điếu cũng gây xôn xao cộng đồng mạng. Lòng xe điếu – phần đặc biệt của ruột non lợn, có hình dạng xoắn lại giống chiếc điếu cày, bên trong có lớp bột màu trắng. Thực tế là rất hiếm gặp, nhưng do lợi nhuận lớn nên được làm giả rồi bán tràn lan; đã khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang. Những món ăn vốn dĩ là đặc sản; giờ lại bị bội thực hóa với những chất liệu không rõ nguồn gốc; gây mối nguy hại cho sức khỏe, là cú sốc niềm tin trong người dân.
Vụ việc này đã khiến dư luận phẫn nộ, và người dân chỉ biết ngao ngán; kêu trời, chỉ trích những kẻ sản xuất và buôn bán đồ giả; mà không nhận ra rằng vấn đề sâu xa nằm ở đâu.
Giải pháp: Hướng tới sự thay đổi căn bản
Để giải quyết vấn nạn hàng giả tràn lan này; chúng ta không thể chỉ dừng lại ở việc xử lý các cá nhân vi phạm; hay việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chúng ta cần phải quay lại từ gốc rễ để giải quyết vấn đề; thay vì chỉ làm đẹp cho phần ngọn.
Phục hồi giá trị đạo đức
Cần phải tái tạo lại nền tảng đạo đức trong xã hội, từ gia đình, trường học đến cộng đồng; bằng cách khôi phục các giá trị truyền thống như trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Con người phải được dạy cách sống chân chính; biết tôn trọng người khác và không làm điều xấu dù cho có lợi ích trước mắt.
Tăng cường niềm tin vào tín ngưỡng và nhân quả
Chúng ta cần phải giúp mỗi người dân hiểu rằng nhân quả là một quy luật tự nhiên và không thể tránh được. Những hành động xấu sẽ dẫn đến kết quả không tốt. Khi con người có niềm tin vào nhân quả; họ sẽ không làm những điều xấu, và xã hội sẽ trở nên trong sạch hơn.
Khuyến khích sự minh bạch và lương thiện trong kinh doanh
Chúng ta cần có những cơ chế giám sát chặt chẽ; và hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi sản xuất; tiêu thụ hàng giả. Hơn nữa, các cơ quan quản lý cần phải xây dựng những quy định rõ ràng, công khai về việc kiểm tra chất lượng hàng hóa; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bài học từ Đất nước Phật giáo – nơi không có tệ nạn

Chúng ta có thể nhìn vào những đất nước Phật giáo như Thái Lan, Myanmar, Bhutan để thấy rằng; khi một xã hội được xây dựng trên nền tảng đạo đức vững chắc; khi con người sống có niềm tin vào nhân quả, tôn trọng nhau; họ sẽ không cần đến những lực lượng chức năng như công an, thanh tra. Xã hội ở những nơi này gần như không có trộm cắp, tệ nạn, hay các loại gian lận. Đất nước Bhutan, một quốc gia Phật giáo nổi tiếng với chỉ số hạnh phúc cao; cho thấy rằng khi con người sống đúng với các giá trị đạo đức; họ không cần phải lo lắng về những tệ nạn xã hội.
Sự tràn lan của hàng giả trong xã hội hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng các cơ quan chức năng hay những người làm giả sản phẩm. Nó phản ánh một tình trạng tha hóa đạo đức; mất niềm tin vào nhân quả và chạy theo chủ nghĩa vật chất. Để giải quyết vấn đề này; xã hội cần quay lại với những giá trị cốt lõi; khôi phục lại sự trung thực, lòng nhân ái và niềm tin vào nhân quả để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người.