Bữa ăn an toàn – tưởng chừng là điều hiển nhiên – nay lại trở thành mong mỏi của nhiều gia đình Việt. Bạn có biết bữa ăn hôm nay của mình có thể chứa hóa chất độc hại, thực phẩm ôi thiu hoặc không rõ nguồn gốc? Có bao giờ bạn tự hỏi: “Ai đang bảo vệ mình trước mối nguy từ thực phẩm bẩn?” Khi thực phẩm là thứ ta tiêu thụ mỗi ngày; thì niềm tin vào hệ thống giám sát an toàn lại đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Vậy, ai thực sự đang giữ vai trò “người gác cổng” cho bữa cơm an toàn của hàng triệu người?

Giá đỗ bị ngâm hóa chất bị cơ quan chức năng phát hiện (Ảnh: Internet)

Giám sát nhưng… chưa sát

Ở Việt Nam, việc quản lý an toàn thực phẩm được chia cho ba bộ: Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, sự phân chia này lại dẫn đến tình trạng “ba ông một nhà”, trách nhiệm chồng chéo; đôi khi đùn đẩy. Nhiều địa phương còn thiếu lực lượng thanh tra chuyên trách; kiểm tra chỉ mang tính hình thức hoặc theo đợt.

Một chủ cơ sở chế biến thực phẩm tại TP.HCM thừa nhận: “Nhiều năm làm nghề, tôi chỉ bị kiểm tra vài lần; mà chủ yếu là kiểm tra giấy tờ. Chất lượng thực tế thì ít ai quan tâm.” Trong khi đó; không ít cơ sở lại e ngại việc kiểm tra thực chất; bởi sợ lộ ra khâu chế biến không đảm bảo; nguyên liệu trôi nổi hoặc sai lệch quy chuẩn.

Đáng nói; có những đơn vị dù chất lượng sản phẩm còn nhiều nghi vấn vẫn được trao tặng bằng khen; danh hiệu vì “đóng góp kinh tế” hay “ổn định đầu ra cho nông sản”. Khi tiêu chí khen thưởng chỉ dựa trên báo cáo giấy tờ; còn kiểm tra thực tế lại bị xem nhẹ; thì niềm tin vào hệ thống giám sát càng dễ bị đánh mất.

Thực tế cho thấy; khi có vụ ngộ độc xảy ra, phản ứng thường là “chạy theo xử lý” hơn là phòng ngừa từ đầu. Tình trạng này không chỉ khiến người dân bị động mà còn khoét sâu lỗ hổng trong quản lý an toàn thực phẩm.

Bữa ăn an toàn và người tiêu dùng: Tự xoay xở giữa hàng thật – giả lẫn lộn

Chợ truyền thống vẫn là nơi cung cấp thực phẩm chính cho đa số người dân Việt, nhờ sự tiện lợi, giá cả phải chăng và thói quen lâu đời. Tuy nhiên; đây cũng là nơi khiến người tiêu dùng lo lắng trước thực trạng thực phẩm kém chất lượng ngày càng phổ biến: rau củ “tắm” hóa chất, thịt không rõ nguồn gốc; cá ươn được “tân trang” bằng phụ gia.

Việc truy xuất nguồn gốc ở chợ hầu như là không thể. Người mua chủ yếu chọn theo cảm tính

Không ít người bán sử dụng chiêu trò “ngụy trang sạch”: quảng cáo “nhà trồng”, “hữu cơ”, “đặc sản quê”… nhưng thực chất nhập từ chợ đầu mối, rồi dùng chất bảo quản, tạo màu để sản phẩm bắt mắt hơn. Có người còn dễ dàng nhận được giấy chứng nhận “an toàn” chỉ bằng cách điền mẫu hồ sơ; không qua kiểm tra thực tế.

Nguy hiểm hơn, một số cơ sở như vậy vẫn được vinh danh, khiến người tiêu dùng lầm tưởng là thực phẩm đạt chuẩn.

Trong hoàn cảnh đó, người dân buộc phải tự bảo vệ bữa ăn của mình, từ chia sẻ mẹo chọn hàng trên mạng xã hội, dùng app kiểm tra mã QR; cho đến mua ở nơi quen biết. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giải pháp tình thế ; tạm bợ và đầy rủi ro ; khi hệ thống giám sát vẫn còn quá nhiều lỗ hổng

Giò chả sử dụng hàn the được bán ra ngoài thị trường (Ảnh: Internet)

Bài học từ thế giới – nhìn lại chính mình

Để có một bữa cơm an toàn; không thể chỉ dựa vào cảnh báo sau khi sự cố đã xảy ra. Cần chủ động phòng ngừa và minh bạch hóa chuỗi cung ứng ; điều mà nhiều quốc gia đã làm rất tốt.

Ở Mỹ, FDA có quyền đình chỉ sản phẩm sai phạm, truy cứu trách nhiệm và công khai danh sách vi phạm cho người dân theo dõi. Tại EU hay Nhật Bản, người tiêu dùng có thể quét mã QR để truy xuất toàn bộ hành trình sản phẩm – từ nông trại đến siêu thị. Thông tin minh bạch, được cập nhật liên tục, là nền tảng để tạo dựng lòng tin bền vững.

Tại Việt Nam, hệ thống vẫn còn nhiều lỗ hổng:

Thiếu tính chủ động: Thanh tra chủ yếu theo kế hoạch định kỳ, chưa linh hoạt theo biến động thị trường.

Thiếu minh bạch thông tin: Kết quả kiểm tra, danh sách cơ sở vi phạm hiếm khi được công bố rộng rãi.

Thiếu công cụ phản hồi: Người dân muốn phản ánh vi phạm phải qua nhiều khâu, ít khi được tiếp nhận hoặc xử lý triệt để.

Danh hiệu hình thức: Bằng khen, giấy chứng nhận đôi khi được cấp dễ dàng, tạo điều kiện để các cơ sở vi phạm dùng làm “tấm khiên” che chắn sai phạm.

Khi người tiêu dùng không được trao quyền lựa chọn thông minh; còn doanh nghiệp “xấu” vẫn có thể được khen; thì hệ thống giám sát cần được nhìn nhận lại từ gốc rễ.

Bữa ăn an toàn cần một cuộc “cách mạng” trong giám sát

Muốn thay đổi thực sự, không thể chỉ sửa lỗi nhỏ ; mà cần một cuộc cải tổ mạnh mẽ, đồng bộ và bền vững:

Minh bạch hóa thông tin: Công bố công khai kết quả kiểm tra, danh sách cơ sở vi phạm, mức xử phạt. Người dân có quyền được biết.

Tăng quyền giám sát ngược: Xây dựng các nền tảng giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, phản ánh vi phạm và theo dõi tiến độ xử lý.

Tái cấu trúc lực lượng kiểm tra: Tách bạch rõ ràng giữa cơ quan cấp phép, khen thưởng và đơn vị thanh tra – để tránh vừa đá bóng vừa thổi còi.

Khuyến khích báo chí và mạng xã hội lên tiếng: Không chỉ truyền thông chính thống, mà cả các nhóm cộng đồng, tổ chức độc lập cũng cần được xem là “giám sát viên xã hội” hữu hiệu.

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh (Ảnh: Internet)

Không thể có bữa ăn an toàn nếu thiếu lòng tin và trách nhiệm

Bữa ăn an toàn không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà là hành trình phối hợp giữa chính quyền ;doanh nghiệp ; người tiêu dùng. Nhưng người dẫn đầu trong hành trình này – hệ thống giám sát – cần mạnh mẽ, minh bạch và có tâm. Không thể có một thị trường thực phẩm sạch nếu người làm bẩn không bị phát hiện và xử lý nghiêm.

Đã đến lúc, mỗi bằng khen, mỗi nhãn “an toàn”, mỗi lời quảng cáo… phải được đặt dưới ánh sáng thật sự của kiểm chứng. Bởi nếu niềm tin bị đánh mất ; người trả giá sẽ không chỉ là người tiêu dùng, mà là toàn xã hội.