Trung Quốc chỉ có 2 tàu sân bay đang hoạt động và họ triển khai cả 2 tàu sân bày này trong các cuộc tập trận ở Biển Đông. Một nhà nghiên cứu đã phân tích điều này trong một bài viết của BenarNews.
Tóm tắt nội dung
2 tàu sân bay Trung Quốc ở Biển Đông
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây đưa tin tàu sân bay Sơn Đông, tàu sân bay thứ hai của quân đội Trung Quốc đã được cử tham gia một cuộc tập trận đa lĩnh vực nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Phi hành đoàn sẽ tham gia một loạt cuộc tập trận bao gồm hạ cánh trên boong của máy bay chiến đấu, kiểm soát thiệt hại và tìm kiếm cứu nạn hàng hải. Bài báo không nêu rõ địa điểm và thời gian của cuộc tập trận; mà chỉ tiết lộ rằng tàu sân bay Sơn Đông đã bắt đầu thực hiện sứ mệnh này vào đầu mùa đông.
Thời báo Hoàn Cầu thuộc Nhân dân Nhật báo cho biết tàu sân bay Sơn Đông hiện đang hoạt động trên Biển Đông. Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc đang thực hiện một chương trình tập trận định kỳ ở Thái Bình Dương, trong đó bao gồm các cuộc tập trận ở Biển Đông và gần Đài Loan.
Trung Quốc dùng 2 tàu sân bay ở Biển Đông để làm gì?
Theo BenarNews, ông Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao tại VIỆN ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), cho biết: “Việc có hai tàu sân bay trên biển gần như cùng một lúc, cộng với các tàu hỗ trợ, cho thấy hải quân Trung Quốc ngày càng tự tin hơn về việc sử dụng những tài sản này để phát huy sức mạnh nhằm hỗ trợ các lợi ích chiến lược của Trung Quốc”.
Ông Storey nói: “Các tàu sân bay rất phức tạp và tốn kém, đó là lý do tại sao rất ít hải quân vận hành chúng.
Ông nói thêm: “Nhưng việc sở hữu chúng cho phép các quốc gia thể hiện sức mạnh trên toàn cầu theo những cách mà không tàu chiến nào khác có thể làm được.”
Nhà nghiên cứu Storey cho biết: “Chúng (các tàu sân bay) là biểu tượng trên hết của địa vị quyền lực lớn.”
Chạy đua phát triển hàng không mẫu hạm
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, là tàu Liêu Ninh (Type 001). Đây là một tàu sân bay do Liên Xô chế tạo lại, được đưa vào biên chế hải quân Trung Quóc vào năm 2012.
Sau đó, Trung Quốc chế tạo một tàu sân bay thứ hai, gọi là Sơn Đông (Type 002). Nó bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm 2019.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về quân đội Trung Quốc được công bố vào tháng trước cho biết một hàng không mẫu hạm thứ ba “dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2024, các tàu sân bay khác sẽ nối tiếp sau đó”.
Tàu sân bay thứ hai được đóng trong nước này sẽ lớn hơn và được trang bị hệ thống phóng máy phóng.
Báo cáo cho biết: “Thiết kế này sẽ cho phép nó hỗ trợ thêm máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm cánh cố định và các hoạt động bay nhanh hơn, do đó mở rộng phạm vi hoạt động và hiệu quả của máy bay tấn công trên tàu sân bay”.
Bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cũng nuôi tham vọng siêu tàu sân bay.
Hải quân Nhật Bản được cho là đang hoàn thiện việc chuyển đổi hai tàu khu trục trong hạm đội thành tàu sân bay hạng nhẹ.
Cuộc chạy đua phát triển hàng không mẫu hạm lớn hơn và tốt hơn làm nổi bật tình hình bấp bênh ở Biển Đông. Giới quan sát nhận định Biển Đông là một trong những nơi có nguy cơ cao nhất về xảy ra xung đột ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.