Trêu ghẹo tổ ong, hai chú chó phải trả giá đắt cho hành động dại dột của mình.
Tóm tắt nội dung
Video ghi lại hình ảnh hai chú chó sưng húp mặt
Trêu ghẹo tổ ong, bị đốt đến biến dạng khuôn mặt, hai chú chó được bài học nhớ đời.
Góc bình luận: “Nhìn lại hao hao sư tử cơ đấy”.
“Cho chừa cái tội trêu ong ghẹo bướm nhé”.
“Thương quá. Chắc đau lắm”.
” Thôi rồi chó ơi, buồn cười quá. Mà nhìn mặt chó lớn giống Sư Tử quá”.
“Chắc từ thời xa xưa có loài chó thích chọc tổ ong nên dần dần biến thành Sư tử như bây giờ”.
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, bị ong đốt là một trong những tai nạn thường gặp. Vì thế, nhiều người thường chủ quan. Nhưng thực tế nọc độc của ong rất nguy hiểm. Ở mức độ nặng, nếu không được sơ cứu đúng cách, người bệnh có thể bị đe dọa đến tính mạng.
Bị ong đốt có nguy hiểm không?
Đây là một loại tai nạn cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt. Rất nhiều trường hợp không được xử trí đúng cách dẫn tới tình trạng nhiễm độc nặng và mất rất nhiều thời gian điều trị. Nọc độc của loài ong khi được tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn tới nguy cơ suy đa tạng và gây nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.
Cách xử trí khi bị ong đốt
Ngay sau khi bị ong đốt, cần lưu ý một vài đặc điểm sau:
- Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức
- Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. Tuyệt đối lưu ý không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn độc tố.
- Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương.
- Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.
- Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày.
Cần đưa người bị ong đốt đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau:
- Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ
- Xác định được loài ong đốt là ong rừng, ong bắp cày hay ong vò vẽ, … Đây là những loài ong có nọc độc mạnh, có khả năng cao gây ra nhiều biến chứng toàn thân.
- Người bị đốt có các triệu chứng khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng…