Sau 29 năm lập dự án, TP. HCM quyết định tạm dừng công trình nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch ở Thủ Thiêm.
- Nạn mua bán người ở Việt Nam: 75% là sang Trung Quốc, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em
- Bắt hai đối tượng đưa người vượt biên sang Campuchia với giá 100.000 đồng
- 4 địa điểm thần bí nhất Việt Nam
Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.HCM về kết quả thực hiện pháp luật đầu tư công trên địa bàn và hiệu quả, tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách.
Theo danh mục dự án rà soát từ năm 2015 đến nay, TP.HCM có 678 dự án chậm triển khai, trong đó có 2 dự án sẽ tạm ngừng thực hiện, gồm: Dự án nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch ở khu đô thị mới Thủ Thiêm (còn được gọi là nhà hát Thủ Thiêm) và dự án xây dựng tuyến đường kết nối từ cảng Cát Lái đến đường vành đai 2.
Về lý do tạm dừng triển khai dự án nhà hát Thủ Thiêm chủ đầu tư cho cho rằng, TP vừa chịu tác động của dịch Covid-19 thì nên cần ưu tiên cho các vấn đề an sinh xã hội và kích thích các ngành nghề phát triển.
Dự án nhà hát Thủ Thiêm được lập từ năm 1993. Đến năm 1999, TP.HCM mới có ý định xây tại khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1). Tuy nhiên, sau nhiều lần thay đổi đến tháng 8/2017, UBND TP quyết định chọn khu vực Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) là địa điểm xây nhà hát.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng, dự kiến khởi công trong năm 2018 và hoàn thành vào năm 2022, nguồn vốn từ ngân sách thành phố là khoản tiền bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1). Sau đó, chủ đầu tư dự án đề xuất tăng tổng mức đầu tư dự án lên 1.988 tỷ đồng và điều chỉnh thời gian thực hiện từ năm 2018 đến 2024.
Trước đó việc xây nhà hát được rất nhiều người dân TP. HCM phản đối vì trong bối cảnh thành phố còn nhiều vấn đề cần phải quyết hơn như ngập nước, kẹt xe, bệnh viện quá tải….